Kỹ thuật tiến hành

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng gây tê tủy sống bằng Pupivacain kết hợp Ketamin với bupivacain đơn thuần trong phẫu thuật chi dưới (Trang 30 - 32)

2.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân

-Bệnh nhân đ−ợc khám tr−ớc mổ 1 ngày, giải thích tỉ mỉ cho bệnh nhân về ph−ơng pháp vô cảm sẽ tiến hành để bệnh nhân hiểu, tránh lo lắng sợ hãi và cùng hợp tác với thầy thuốc.

+ Đo huyết áp động mạch, ghi điện tim, đếm tần số thở, SpO2. +Hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc.

+Đo chiều cao, cân nặng của bệnh nhân.

+Kiểm tra đánh giá các xét nghiệm cận lâm sàng và đối chiếu với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu, bổ sung xét nghiệm cần thiết (nếu cần).

+Kiểm tra đánh giá các bệnh kèm theo.

2.3.2. Chuẩn bị ph−ơng tiện, dụng cụ máy móc, thuốc

2.3.2.1. Dụng cụ gây tê tủy sống

+Kim chọc tủy sống 25G của hãng B/Braun. +Bơm tiêm 1ml để lấy ketamin.

+Bơm tiêm 5ml để lấy bupivacain. +Pince để sát khuẩn.

+Cồn iod, cồn 70 độ để sát khuẩn. + Một khăn mổ có lỗ.

+áo mổ, găng, gạc, opsite. Tất cả đều vô khuẩn

2.3.2.2. Ph−ơng tiện và dụng cụ theo dõi

+Máy Life Scope 8 đa chức năng theo dõi liên tục điện tim, ghi lại trên giấy kết quả điện tim, SpO2, nhịp thở, huyết áp động mạch.

+ Một kim 20G đầu tù để thử cảm giác đau theo ph−ơng pháp Pin-prick. + Đồng hồ thời gian.

31

2.3.2.3. Thuốc và ph−ơng tiện hồi sức cấp cứu

+ Thuốc hồi sức tuần hoàn, hô hấp, dịch truyền các loại ( dịch tinh thể, dịch cao phân tử, máu,...).

+Thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc thuốc gây mê để hỗ trợ khi cần thiết.

+Mask, ambu, đèn soi thanh quản, ống nội khí quản, máy thở,...

2.3.2.4. Thuốc tê tủy sống

Bupivacain heavy 0,5% ống 4ml =20mg của hãng Astra - Zeneca. Ketamin 1%lọ 500mg của hãng Gedeon Richter

2.3.3. Liều l−ợng thuốc tê và cách pha thuốc tê

Nhóm 1: Dùng bupivacain heavy 0,5% liều 0,16mg/kg kết hợp ketamin liều 0,05mg/kg.

Nhóm 2: Dùng bupivacain heavy đơn thuần liều 0,16mg/kg.

Cách pha ketamin: Lấy 0,9 ml bupivacain và 0,1ml ketamin vào bơm tiêm 1ml và trộn đều ta đ−ợc dung dịch V1. Nh− vậy, cứ 0,1 ml dung dịch V1 có 0,5 mg ketamin và 0,45 mg bupivacain. ở nhóm 1 ta lấy ketamin ở dung dich V1 với liều 0,05 mg/kg, sau đó lấy bupivacain với liều 0,16 mg/kg( trừ đi l−ợng bupivacain có trong dung dịch V1) vào bơm tiêm 5 ml và trộn đều.

2.3.4.Cách thức tiến hành 2.3.4.1.Tiền vô cảm

Cả hai nhóm chúng tôi không tiền mê.

2.3.4.2. Tiến hành kỹ thuật

B−ớc 1: Đặt một đ−ờng truyền tĩnh mạch với kim luồn 18G, truyền dung dịch natriclorua 0,9% trong 10- 15 phút tr−ớc khi tiến hành GTTS với liều 8ml/kg cân nặng. Đây là khối l−ợng dịch sinh lý cần bù để hạn chế tụt huyết áp khi GTTS.

32

B−ớc 2:Theo dõi huyết áp động mạch tâm thu, huyết áp động mạch tâm tr−ơng, huyết áp động mach trung bình, SpO2, đếm tần số thở, ghi điện tim trên monitor.

B−ớc 3: Đặt bệnh nhân ngồi trên bàn mổ, cong l−ng, cúi đầu vào ngực, hai chân duỗi thẳng trên bàn.

Bác sỹ thực hiện tiến hành rửa tay vô trùng, mặc áo, đi găng vô khuẩn.

Sát khuẩn vùng chọc kim 3 lần (1 lần iode, 2 lần cồn trắng 70 độ) sát trùng từ trong ra ngoài, trải khăn mổ có lỗ.

Mức chọc kim ở khe thắt l−ng 3-4(L3-4) đ−ờng giữa cột sống, chiều vát của kim song song với cột sống, khi có dịch não tủy chảy ra thì xoay chiều vát của kim khoảng 90 độ lên phía đầu, cố định kim, bơm thuốc vào khoang d−ới nhện trong vòng 30 giây, không pha thuốc với dịch não tủy tr−ớc khi tiêm.

Sau khi tiêm thuốc tê vào khoang d−ới nhện, đặt bệnh nhân theo t− thế phẫu thuật(không chờ tác dụng bằng đặt BN nằm nghiêng bên mổ xuống d−ới), cho bệnh nhân thở oxy qua mũi l−u l−ợng 2lít/ phút, tiếp tục truyền dịch tinh thể và theo dõi biến động về hô hấp, tuần hoàn trên máy. Nếu có tụt huyết áp ≥ 20% so với huyết áp ban đầu thì truyền dịch nhanh và tiêm ephedrin 5-10 mg tĩnh mạch.

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng gây tê tủy sống bằng Pupivacain kết hợp Ketamin với bupivacain đơn thuần trong phẫu thuật chi dưới (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)