Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại

Một phần của tài liệu Khảo sát tình tranjg việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học an giang (Trang 49)

4. Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp

4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại

Biểu 32: Những kỹ năng mà việc làm thêm đem lại

Đa số các câu trả lời đều đồng ý ở quan điểm: công việc làm thêm đem lại sự tự tin, năng động, khả năng thích nghi nhanh công việc sau khi ra trường và có thêm nhiều mối quan hệ. Kết quả mà việc làm thêm đem lại là rất lớn, và đây đều là những lý do góp phần cho sự thành công của sinh viên trên con đường xin việc gian truân của mình.

Ngoài những lợi ích nêu trên mà hoạt động làm thêm đem lại thì còn một yếu tố nữa cũng cho thấy hiệu quả của hoạt động này, đó là thời gian chờ việc.

Biểu 33: Mối quan hệ giữa hoạt động làm thêm và thời gian chờ việc

55 % sinh viên đi làm thêm có việc làm ngay sau khi ra trường trong khi đó tỷ lệ này ở đối tượng không đi làm thêm chiếm chỉ có 43%. Ngược lại, phải chờ sau hơn 3 tháng mới có việc làm thì những người không đi làm thêm chiếm tỷ trong nhiều hơn 5%. Qua kết quả này chúng ta có thể thấy, những đối tượng từng đi làm thêm khi còn đang học là những người có thời gian chờ việc ngắn nhất, tức họ có sự đảm bảo nhanh hơn trong cuộc đua tìm kiếm việc làm.

Biểu 34: Mối quan hệ của sinh viên có việc làm thêm phù hợp với ngành nghề đào tạo so với thời gian chờ việc

Qua biểu đồ trên cho chúng ta một nhận định: những người có công việc phù hợp với chuyên ngành đang học có thời gian chờ việc tương đối ngắn hơn so với các đối tượng còn lại mặc dù chênh lệch đó là không lớn. Chính những kinh nghiệm chuyên ngành khi đi làm thêm là “điểm sáng” rất lớn của họ trong mắt nhà tuyển dụng.

4.3. Mối quan hệ giữa làm thêm và khả năng hòa nhập:

Biểu 35: Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập

Trong 100% sinh viên có khả năng hòa nhập tốt thì chiếm 57,4 % là những người đã từng đi làm thêm. Chính những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại, nó giúp ích rất nhiều cho các cựu sinh viên khi tiếp xúc với công việc sau ra trường dựa trên những thói quen. lề lối cũ mà họ đã làm khi thực tập qua hoạt động làm thêm.

4.4. Mối quan hệ giữa làm thêm và chức vụ:

Biểu 36: Làm thêm và chức vụ

Với 53 mẫu khảo sát, trong số những người từng kinh qua công việc làm thêm thì gần 12% trong số họ đang nắm giữ các chức vụ cao trong doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ này chưa có ở đối tượng chưa từng đi làm thêm. Với những kỹ năng đem lại, thời gian chờ việc rút ngắn, khả năng hòa nhập công việc nhanh (kết luận từ các phân tích trên) chính là tiền đề cho con đường thăng tiến của các cựu sinh viên.

4.5. Mối quan hệ giữa làm thêm và thu nhập hiện tại:

Biêủ 37: Ảnh hưởng của làm thêm đến thu nhập hiện nay

Đối với mức lương từ 1 đến 3 triệu có một sự tương xứng gần ngang nhau giữa hai đối tượng nhưng đặc biệt, trong các đối tương có mức lương trên 3 triệu đồng/tháng hơn phân nửa số đó là các sinh viên đã từng làm thêm. Lý do rất đơn giản, công việc đi làm thêm giúp họ có nhiều mối quan hệ, từ đó có cơ hội được lựa chọn công tác ở nhưng môi trường tốt, họ có sẵn những kỹ năng để hòa nhập và thăng tiến và thu nhập cao hơn là một kết quả tất yếu.

Các phân tích 4.3.1, 4.3.2, 4.3.3, 4.3.4 và cả 4.3.5 như là một mắc xích liên tục nhau nêu bật lên những tác động tích cực của làm thêm đối với nghề nghiệp hiện nay của các cựu sinh viên. Chính những ưu việt mà hoạt động làm thêm đem lại, các sinh viên chúng ta ngày nay cũng năng động hơn để tìm kiếm cho mình các công việc làm thêm, và điều này cũng cần đến sự quan tâm sâu sát, tạo điều kiện hơn nữa của các phòng, tổ chức liên quan trong nhà trường.

5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên:

Biểu 38: Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên

Theo các tiêu chí đánh giá trên, thì số lượng rất lớn (77.36%) các cựu sinh viên đạt mức tương đối thành công trong công việc. Một con số rất đáng mừng. Nó là kết quả

sự cố gắng nỗ lực của các thế hệ cựu sinh viên trên con đường công danh, sự nghiệp của mình. Và bên cạnh đó còn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa, trường, trong điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho học tập còn nhiều thiếu thốn.

6. Các kinh nghiệm cũng như ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác học tập cũng như đào tạo của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

Các cựu sinh viên là những người được lĩnh hội trực tiếp những phương thức và chương trình đào tạo của nhà trường và cũng là người đã được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Chính sự từng trải qua các buổi phỏng vấn xin việc, qua các cách thức làm việc, qua phong cách văn phòng,… đã giúp cho họ có cái nhìn chính xác tương đối mức độ tương quan giữa giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề với công việc thực tế mà sau ra trường các sinh viên sẽ làm, chính vì vậy đánh giá của họ là những kiểm nghiệm rất có giá trị.

6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng kiến thức được học vào thực tế làm việc:

Để đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức lý thuyết vào thực tế, qua khảo sát ý kiến của các cựu sinh viên, tác giả thu được kết quả như sau:

Biểu 39: Đánh giá mức độ ứng dụng của kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp)

Các cựu sinh viên khóa 1 và 2 đánh giá rất cao về mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc mà họ hiện đang đảm nhận (khóa 1: 89.6% rất hữu ích và hữu ích – khóa 2: 90% hữu ích). Nguyên nhân của sự đánh giá tích cực này là do đây là những khóa đầu tiên, tốt nghiệp vào giai đoạn mà kế toán doanh nghiệp là lĩnh vực đang rất “sốt”, có rất nhiều doanh nghiệp ra đời, chính vì thế họ có điều kiện làm đúng nghề, điều này đã đủ đánh giá có mức độ hữu ích tương đối. Thêm vào đó, mức độ đa dạng các ngành nghề chưa nhiều như hiện nay, chế độ hạch toán, sổ sách cũng chưa có sự thay đổi nhiều so với những điều đã học. Còn đối với hệ thống kế toán mới hay hình thức kế toán ngân hàng thì cũng đã được cập nhật thường xuyên khi làm ở các doanh nghiệp nên mức đánh giá độ ứng dụng của các sinh viên này cao hơn ban đầu cũng là điều dễ hiểu.

Còn ngày nay, việc các ngân hàng thay phiên nhau “mọc” lên với tốc độ chóng mặt tại tỉnh ta, mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các cựu sinh viên Kế toán. Nhưng các thao tác hạch toán tài khoản của ngành ngân hàng rất đặc trưng khác rất nhiều so với kế toán doanh nghiệp (chỉ từ khoá 5 trở đi môn kế toán ngân hàng mới được đưa vào giảng

dạy), thêm vào đó có sự bổ sung, xóa bỏ một số quy định về chế độ kế toán, sổ sách sau này nên làm cho các sinh viên tốt nghiệp năm 2006 cảm thấy những kiến thức được học chưa ứng dụng nhiều lắm.

Trên đây là các ý kiến đánh giá chung về mức độ tương thích giữa giáo dục đại học và thực tế công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp, còn mức độ ứng dụng của các kiến thức này trong thực tế từng ngành nghề chuyên môn thì như thế nào, kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu 40: Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên)

Đối với các cựu sinh viên công tác đúng lĩnh vực kế toán thì 77,7 % đánh giá rất khả quan về mức độ ứng dụng của các kiến thức trường học vào thực tế, nhưng một điều có thể sẽ gây cho mọi người ngạc nhiên đó là 22.2% tỷ lệ sinh viên làm kế toán cho rằng “ít hữu ích” và “kém hữu ích” (cao hơn hẳn các nhóm làm ở những ngành nghề ngoài kế toán, nguyên nhân cho sự đánh giá tiêu cực này đã được phân tích trong phần Đánh giá mức độ ứng dụng theo từng thời điểm tốt nghiệp (4.4.1) nên ở đây tác giả không đề cập đến nữa.

Còn đối với các sinh viên làm trong lĩnh vực tài chính và những ngành nghề khác, tất cả đều có một nhận định chung về sự ứng dụng tương đối, không phải tất cả đều được ứng dụng hoàn toàn và cũng không đến mức vô ích, một số các kiến thức và kỹ năng được học cũng đã được đưa vào sử dụng.

5.2. Các kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi của Kế toán viên khi ra làm việc:

Phẩm chất và kỹ năng thường rất hiếm khi do yếu tố bẩm sinh mà hầu hết nó đều là kết quả của quá trình rèn luyện của mỗi người thông qua quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt tập thể, đội nhóm, sự hướng dẫn, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là học phần không có bằng cấp cụ thể nhưng lại là bằng cấp mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Rèn luyện các phẩm chất, kỹ năng cho phù hợp công việc mà mình sẽ làm trong tương lai là một điều rất cần thiết cho các sinh viên, và theo đánh giá của các cựu sinh viên, những phẩm chất, kỹ năng mà người kế toán cần phải có như sau:

5.2.1. Các phẩm chất:

Biểu 41: Các phẩm chất vần thiết cho Kế toán viên

Đối với các kế toán viên thì phẩm chất trung thực, có tinh thần trách nhiệm là yếu tố rất cần thiết vì hoạt động kế toán liên quan rất nhiều đến tài chính, mà đây là vấn đề rất nhạy cảm. Thêm vào đó, phải tính toán với các con số có khi lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ và các nghiệp vụ thì phát sinh đa dạng, nó đòi hỏi phải có sự say mê công việc và khả năng chịu đựng áp lực rất lớn. Bên cạnh, phải luôn rèn luyện cho mình bản tính ham học hỏi, tự trọng, tự tin, ý chí và khiêm tốn.

5.2.2. Các kỹ năng cần thiết:

Trong cuộc sống hay trong công việc thì kỹ năng là một trong nhưng yếu tố đặc biệt quan trọng, thậm chí còn có nhiều ý kiến đánh giá rất cao các kỹ năng, hơn cả những kiến thức chuyên môn chuyên môn, vì nếu có chuyên môn nhưng không có kỹ năng làm việc thì cũng làm phí hoài những kiến thức đó, nhưng đổi ngược lại, trình độ chuyên môn chưa cao nhưng tiềm ẩn các tố chất tốt thì dần dần sẽ khá lên nếu ham học hỏi.

Theo ý kiến tham khảo từ các cựu sinh viên thì để làm công tác kế toán tốt cần chú ý rèn luyện một số kỹ năng sau:

Biểu 42: Các kỹ năng cơ bản

Kế toán thường gắn liền với các con số nên hầu như tất cả các cựu sinh viên đánh giá rất cao về kỹ năng tính toán (100%), nói, viết (84.91%). Nhưng không phải các hai kỹ năng đọc và nghe là không cần thiết. Trong bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi chúng ta hoàn thiện càng nhiều các kỹ năng trên càng tốt, và tuỳ theo chuyên ngành mà chú trọng đến kỹ năng nào nhiều hơn.

Biểu 43: Các kỹ năng về tư duy và kỹ năng sống trong cộng đồng

Đối với các kỹ năng thiên về tư duy và sống trong công đồng thì những kỹ năng về: làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo thích nghi với sự thay đổi là những kỹ năng rất cần thiết mà các cựu sinh viên muốn chia sẻ với những bạn muốn làm nghề Kế toán. Để hoàn thành các báo cáo tài chính phải cần sự phối hợp và chia sẻ thông tin từ rất nhiều bộ phận ngoài kế toán và trong kế toán nên các kỹ năng như thế này là rất cần thiết.

5.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường:

Mặc dù đã tốt nghiệp và có cuộc sống riêng nhưng mong muốn được cống hiến cho ngôi trường nơi đã đào tạo mình là một điều ấp ủ của tất cả các cựu sinh viên. Thông qua đề tài khảo sát này, tác giả đã ghi nhận được các ý kiến đóng góp của các đối tượng này.

Theo nhận định của tác giả và các cựu sinh viên thì thiếu tiếp xúc thực tế là một trong những căn bệnh trong chương trình đào tạo của hệ thống các trường đại học của nước ta hiện nay. Thiên về lý thuyết quá nhiều trong khi ra làm việc điều đòi hỏi ở nhà tuyển dụng là khả năng thích nghi công việc nhanh chứ không phải là tấm bằng loại ưu. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc thực tế thật nhiều là điều đầu tiên mà các cựu sinh viên muốn gởi gắm đến những người đang làm công tác đào tạo.

Định kỳ hàng tháng tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về chủ đề kinh tế như tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân, các chuẩn mực kế toán sửa đổi, …..dưới sự chủ tọa của các giảng viên của khoa, hoặc phân nhiệm về cho từng đơn vị lớp, nếu mời được các chuyên gia tham dự thì càng tốt.

Một trong các vấn đề quan trọng cho sinh viên học kinh tế đó là luật, nhưng hiện nay trong chương trình đào tạo của chúng ta các môn học về luật còn rất ít, đặc biệt học Kế toán nhưng chúng ta vẫn chưa có môn Luật Kế toán.

Tăng số tiết học về các chương trình ứng dụng của tin học, anh văn giao tiếp, anh văn chuyên ngành vì hiện nay đánh giá của các nhà tuyển dụng chú trọng chủ yếu về hai kỹ năng này.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Giới thiệu: Đây là phần tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu và trình bày các chính kiến của tác giả xoay quanh các kết quả này.

2. Nhận xét chung:

2.1. Bức tranh chung về tình hình việc làm của các cựu sinh viên Kế toán:

Kế toán doanh nghiệp, một ngành nghề được đưa vào chương trình đào tạo của trường đại học An Giang ngay từ năm đầu tiên trường bắt đầu đi vào hoạt động (năm 2000). Bài toán thu hoạch của ngành giáo dục cũng giống như bao bài toán kinh tế khác, chính vì dự đoán trước được nhu cầu của doanh nghiệp đối với lao động ngành này nên kết quả thu về tương đối mỹ mãn. Bằng chứng là qua 3 khóa đầu tiên tốt nghiệp ngành Kế toán, số lượng cựu sinh viên có việc làm chiếm một tỷ lệ rất cao (94,3%), trong đó tỷ lệ lao động đúng chuyên ngành đào tạo chiếm 86% tổng số sinh viên có việc làm, thu nhập tương đối tốt, dao động từ 1 đến 3 triệu là chủ yếu nhưng cũng có những trường hợp thu nhập vượt ngưỡng 3 triệu. Đối với quá trình thăng tiến, mặc dù thời gian ra trường chỉ mới từ 1 đến 3 năm nhưng ngày càng có nhiều cựu sinh viên nắm giữ các vị trí cao trong doanh nghiệp, con số hiện nay đã là 6%.

Trong bức tranh toàn cảnh này có nhiều yếu tố mà chúng ta có thể xem chúng là những “gam màu” tạo nên bức tranh, đó chính là các yếu tố ảnh hưởng và tạo dựng nghề nghiệp của sinh viên.

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm:2.2.1. Kết quả xếp loại tốt nghiệp: 2.2.1. Kết quả xếp loại tốt nghiệp:

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp của sinh viên sau ra trường đó chính là kết quả xếp loại tốt nghiệp. Theo khảo sát, kết quả tốt

Một phần của tài liệu Khảo sát tình tranjg việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học an giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w