Các tỷ suất về hiệu quả

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính (Trang 163 - 165)

Chúng ta đã đề cập nhiều đến tài sản và nhu cầu sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong kinh doanh. Các tỷ suất về hiệu quả thường được xem là các tỷ suất của doanh thu vì doanh thu có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng tiền tệ. Các tỷ suất về hiệu quả gồm:

1. Kỳ thu tiền bình quân

Số A/R = (Khoản phải thu / Doanh thu) x 365

Tại sao các công ty không bán hàng thu tiền ngay? lý do là: - Thông thường người mua hàng không có sẵn tiền

- Do phải cạnh tranh

- Đây là công cụ Marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường (khuyến mãi)

Để giảm bớt được thời gian của kỳ thu tiền bình quân, phải xác định được các chuẩn mực chung về công cụ cạnh tranh, công cụ marketing để tăng doanh thu và thâm nhập thị trường, chính sách thu hồi các khoản phải thu.

2. Số ngày dự trữ hàng tồn kho

Ta sẽ sử dụng số tương đối (hàng tồn kho luôn so với GVHB) dưới hình thức: tỷ lệ % so với doanh thu và số ngày dự trữ để đo hiệu quả quản lý của công ty đối với hàng dự trữ.

Ngày tồn kho = (Hàng tồn kho / Giá vốn hàng bán đã điều chỉnh) x 365

Tại sao các nhà quản lý không kiểm soát được số hàng tồn kho một cách hiệu quả? Có thể có mấy lý do sau:

- Điều kiện cung cấp có thể biến đổi rất lớn tuỳ theo từng ngành - Thời gian chế biến

- Giá bán trong kỳ tới - Khách hàng

Với bất kỳ lý do nào, chúng ta có thể kết luận rằng dự trữ cao đòi hỏi lượng vốn lớn, điều này sẽ dẫn đến chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu lớn hơn.

Trong khi đó có nhiều lý do khác nhau để giải thích mức dự trữ tương đối , số ngày dự trữ với mỗi ngành và mỗi công ty. Lượng dự trữ có thể tăng lên vì :

1. Không kiểm soát được mức hàng tồn kho, do không hiểu biết đầy đủ loại nào và kiểu mẫu nào sẽ bán nhanh nhất và số tồn kho là bao nhiêu.

2. Đầu cơ hàng dự trữ ở mức quá lớn nhằm đạt được doanh thu như dự kiến nhưng không thực hiên được. Hoặc dự toán được mẫu hoặc các loại sản phẩm mà thị trường có nhu cầu rất lớn nhưng thực tế không xảy ra đúng như vậy.

Vậy khi đánh giá lượng hàng tồn tương đối, phải xác định được: - Tiêu chuẩn của ngành

- Điều kiện cung cấp

- Hiểu được quá trình sản xuất chế biến

- Thái độ của người quản lý đối với hàng dự trữ và mục đích phục vụ khách hàng.

- Thêm nữa, cần xác định tính hiệu quả của việc kiểm soát hàng tồn và đánh giá xem nhà quản lýcó khả năng dự tính được mức doanh thu phù hợp không, vì thế mới mua lượng hàng dự trữ cho thích hợp được.

3. Số ngày khoản phải trả

Số ngày phải trả = [Khoản phải trả / GVHB (đã điều chỉnh)] x 365

Như chúng ta thấy ở trên, có một sự chênh lệch đáng kể giữa mức dự trữ hàng và khoản phải trả hoặc các khoản phải trả và các khoản phải thu trong trường hợp công ty Microflow.

Có một số lý do để không kéo dài ngày phải trả như sau: * Có cơ hội được hưởng chiết khấu

* Muốn giữ uy tín đối với người cung cấp hiện tại và tương lai.

Do đó, các nhà quản lý tự mình cần nhận thấy những lợi ích đối nghịch nhau về các khoản phải trả. Tuy nhiên, nếu không được hưởng chiết khấu, công ty quan tâm ngay đến việc kéo dài các khoản phải trả đến mức có thể. Về vấn đề này, nhà quản lý có một vài lựa chọn sau:

* Dành thời gian làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo với họ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra với một viễn cảnh tốt đẹp, làm cho nhà cung cấp bớt lo lắng và kết quả là cho phép thời gian thanh toán lâu hơn.

* Khai thác một vài nguồn cung cấp khác. Trong quá trình này có thể sẽ tìm thấy một nhà cung cấp cho phép thanh toán với thời hạn dài hơn vì nhà cung cấp này muốn tăng thêm mối quan hệ trong kinh doanh.

4. Tài sản cố định trong doanh thu.

Tỷ lệ: tài sản cố định/doanh thu = Tổng tài sản cố định / Doanh thu

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w