1. Lãi hoặc lỗ:
2. Dòng tiền: So sánh yêu cầu thanh toán các khoản nợ của họ trong năm với số tiền sẵn có để
đáp ứng yêu cầu thanh toán này.
Dòng tiền = thu nhập thuần + khấu hao + Hao mòn
3. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (biên lợi nhuận ròng): xác định khả năng sinh lời trên mỗi
đồng doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu
4. Biên lãi gộp: Tỷ suất này thể hiện lãi trên mỗi đồng doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng
bán (GVHB).
Giá vốn hàng bán của một công ty thể hiện chi phí sản xuất ra sản phẩm. Những chi phí này bao gồm các yếu tố chung như sau:
- Hàng hóa và nguyên vật liệu - Lao động
- Chi phí khấu hao có liên quan đến sản phẩm
- Các chi phí khác có liên quan đến sản phẩm Lãi gộp
Biên lãi gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu = Lãi gộp / Doanh thu
- Nếu, GVHB lại bao gồm cả phí hoạt động và khấu hao thì cần điều chỉnh giá vốn hàng bán.
5. Tỷ lệ % chi phí hoạt động:
Xem xét chi phí hoạt động trên mỗi đồng doanh thu có nghĩa là xác định xem trong một đồng doanh thu có bao nhiêu tiền được sử dụng cho các chi phí hoạt động liên quan đến bán hàng. Khi tính ta loại bỏ chi phí khấu hao hoặc tiền lãi các loại được tính trong chi phí hoạt động.
Tỷ lệ chi phí hoạt động = [Chi phí hoạt động (đã điều chỉnh)] / Doanh thu 6. Tỷ suất sinh lời:
Ta tiếp tục tiến thêm 1 bước nữa là xem xét số chênh lệch giữa biên lãi gộp và tỷ lệ % chi phí hoạt động mà chúng ta gọi là tỷ suất sinh lời.
Tỷ suất sinh lời % = Biên lãi gộp % - Chi phí hoạt động % 7. Biên hoạt động
Nếu gộp từng yếu tố riêng lẻ lại với nhau, ta sẽ tính được biên hoạt động của công ty. Chúng ta có thể xem xét theo cách như sau:
Biên lãi gộp
Trừ: % chi phí hoạt động Bằng: Tỷ suất sinh lời Trừ: % chi phí khấu hao Trừ: % chi phí trả lãi Bằng: Biên hoạt động
Biên hoạt động cho biết số lãi còn lại trên mỗi đồng doanh thu sau khi trừ đi những khoản chi phí chính trên mỗi đồng doanh thu. Đó là những chi phí trực tiếp cho sản xuất hàng hoá, chi phí hoạt động kinh doanh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý hành chính, chi phí sử dụng tài sản cố định và chi phí tài chính.
Phân biệt: biên hoạt động và biên lợi nhuận ròng:
Hai tỷ số này khác nhau rõ ràng vì khi tính toán đến biên hoạt động ta chưa đề cập hết tất cả các khoản mục thu nhập và tất cả các khoản chi phí như: không xem đến thuế khi tính biên hoạt động, nhưng chi phí thuế được xét đến khi tính biên lợi nhuận ròng, điều này làm cho biên lợi nhuận ròng lẽ ra phải nhỏ hơn biên hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào điều này cũng đúng, ví dụ khi bán tài sản cố định thu lãi nhiều.
8. Rủi ro kế toán
Rủi ro kế toán là rủi ro do ghi chép các giao dịch không tuân theo các nguyên tắc chung về kế toán được chấp nhận, có thể do vô tình hoặc cố ý gây ra và làm:
- Thổi phồng doanh thu - Các chi phí
- Định giá các khoản chi phí cho khoản nợ khó đòi, chi phí khấu hao thấp đi
Qua phân tích tỷ suất sinh lời, ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty được coi trọng hơn khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời cao sẽ làm tăng năng lực thực hiện trách nhiệm thanh toán khi đến hạn. Khả năng sinh lời nào cũng làm tăng tài sản chủ sở hữu hoặc giá trị thuần của lợi nhuận giữ lại để kinh doanh. Đổi lại, điều này đảm bảo rằng tài sản của công ty sẽ lớn hơn để bù đắp các khoản nợ hoặc khoản nợ chịu lãi nếu có khi doanh nghiệp bị đóng cửa.
Chúng ta hãy xem xét lại hoạt động của một công ty khi việc quản lý được điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo tăng khả năng sinh lời qua các năm:
1. Một công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu có khả năng tăng biên lãi gộp hoặc ngược lại nếu có thể giảm GVHB có liên quan đến doanh thu. Do đó có tăng biên lãi gộp bằng cách:
- Giảm một khoản mục trong chi phí sản xuất hoặc - Tăng giá bán
- Điều chỉnh cả hai, đó là giá vốn hàng bán và giá bán.
Một câu hỏi rất cơ bản được đặt ra là: việc quản lý sẽ gây ảnh hưởng đến thành phần cấu thành của các tỷ suất sinh lời như thế nào, và đến mức độ nào?
2. Một công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu giảm được chi phí hoạt động.
Việc quản lý có thể làm giảm chi phí này trên mỗi đồng doanh thu. Nếu bạn là người điều hành công ty và nhiều khi bạn không thể tăng được biên lãi gộp thì phải tìm cách giảm chi phí hoạt động để tăng thêm khả năng sinh lời của công ty và tiếp đó là khả năng trả nợ.
3. Công ty có thể tăng khả năng sinh lời nếu giảm được chi phí trả lãi.
Mỗi công ty đều có những tài sản được tài trợ dưới hình thức là các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Trong đó, nói chung nợ là các khoản phải trả lãi hoặc không phải trả lãi như các khoản nợ ngân hàng, các khoản phải trả nhà cung cấp.
Khuyến khích nhà cung cấp nới lỏng thời hạn trả tiền cho công ty để giảm việc vay vốn từ ngân hàng, do đó giảm được chi phí trả lãi.
Tăng thêm phần vốn góp của các chủ sở hữu dưới hình thức tăng cường vốn để thay thế các khoản nợ nói chung và các khoản nợ chịu lãi nói riêng.
4. Cuối cùng, một công ty có thể dùng biện pháp giảm mức tăng trưởng doanh thu vì điều này làm giảm nhu cầu về tài sản. Nhu cầu về tài sản giảm có thể làm giảm chi phí trả lãi trên mỗi đồng doanh thu.