III. Các khoản phả
5. Giải pháp trong tương la
Qua phân tích lý luận, thực tiễn về kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và kết hợp với định hướng phát triển của chính sách kế toán Việt Nam, môi trường kế toán kế toán Việt Nam, xây dựng kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam phải hướng đến tính linh hoạt, hữu ích và quyền lựa chọn ở doanh nghiệp. Để
đảm bảo định hướng này, chúng ta cần phải phối hợp đồng bộ những giải pháp cơ bản sau :
Về phía Nhà nước:
• Không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bằng chính sách kế toán hay những quy định trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố khái niệm, lý luận tổng quát.
• Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
• Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin kinh tế - tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở doanh nghiệp.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
Để áp dụng kế toán quản trị cần phải giải quyết căn bản những cơ sở sau :
• Tổ chức và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh; từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán trong sản xuất kinh doanh.
• Xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
• Xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện nay (đa số nội dung công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay chỉ tập trung vào công tác kế toán tài chính), cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất kinh doanh.
• Nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hoá nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin hiện đại.
• Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hoá. Để áp dụng kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh có tác động tích cực, hiệu quả thì cần có điều kiện xử lý thông tin hiện đại.
Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán :
• Sớm đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (đa số các tổ chức đào tạo, tư vấn hiện nay của Việt Nam chỉ dừng lại mô hình kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
• Gắn liền đào tạo chuyên viên kế toán trên công cụ xử lý thông tin hiện đại. Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một nhận định đúng về trình độ kế toán của người học trong việc xây dựng hệ thống kế toán trong doanh nghiệp.
• Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho việc phát tiển thực tiễn thông qua tổ chức hội thảo kế toán, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nếu áp dụng được những giải pháp trên sẽ xây dựng được một hệ thống kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, thực tế hơn và cố thể theo sát được tình hình kế toán của doanh nghiệp để quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
KẾT LUẬN
Từ năm 1986, khu vực kinh doanh bắt đầu phát triển đa dạng hóa dưới nhiều hình thức như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, hộ kinh doanh,... Việt nam không có một hệ thống kế toán duy nhất cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đôi khi các quy định và văn bản không nhất quán với nhau trong việc giải quyết một vấn đề. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn và bất cập trong việc xây dựng hệ thống kế toán hợp lý.
Hoạt động kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một hoạt động cần thiết và phổ biến, mọi doanh nghiệp đều cần phải có. Hơn thế nữa, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần rõ ràng và hoàn chỉnh. Đặc biệt, hoạt
động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú; để có thể quản lý, kiểm kê, thống kê; báo cáo chính xác số liệu và nắm rỏ tình hình phát triển của doanh nghiệp thì cần đặc biết chú trọng đến kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hơn nữa.
Hy vọng trong một tương lai không xa, nhà nước sẽ có hướng điều chỉnh đúng đắn để xây dựng một chuẩn mực kế toán chung áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Và các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện hệ thống kế toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp của mình. Có như vậy, tương lai kế toán Việt Nam nói chung và tương lai kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng sẽ phát triển hơn và xóa bỏ cách biệt về trình độ quản lý cũng như trình độ kế toán so với hệ thống kế toán của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các nước trên thế giới.