Đối với mặt hàng nhựa, đa số nguyên liệu phải nhập ngoại và sản phẩm sản xuất ra chủ yếu cho nhu cầu trong nước (dưới nhiều hình thức khác nhau). Cùng với việc chuyển đổi cơ chế, nhiều chính sách mới liên quan tới xuất nhập khẩu ra
đời đã khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Như việc từ 15/6/1998 tăng thuế suất nhập khẩu DOP (dầu hóa dẻo) từ 0% lên 5%, PVC
resin từ 0% lên 3% thì theo các nhà sản xuất trong nước, đây là một quyết định kịp thời của Nhà nước nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước và cũng tránh gây thiệt hại đến doanh nghiệp nội địa có sử dụng những nguyên liệu này.
Để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp của ta khi nhập nguyên vật liệu cho hàng gia công không phải tính thuế, khi xuất hàng thì
được thoái thu và thời gian hoàn thuếđược kéo dài 270 ngày (không phải 90 ngày như trước đây). Các mặt hàng nhựa xuất khẩu có thuế xuất bằng 0%, phần này đã khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và tìm thị trường xuất khẩu.
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ khi được thông qua thì hàng Việt Nam
được hưởng chính sách ưu đãi về thuế quan sẽ giảm từ bình quân 40% xuống còn 4%. Hiệp hội nhựa TP.HCM đã hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu như công bố danh sách các đầu mối quan hệ xuất khẩu hàng nhựa đi các nước trên thế giới với đầy đủ tên tuổi các đại diện và địa chỉ (tại thị
trường Mỹđã có tới bốn đầu mối buôn bán, với ba đầu mối ở California và một ở
Washington DC và các đầu mối tại thị trường Pháp, châu Phi, Ucraina, Nga, Singapore, Nhật Bản, Campuchia.
Tháng 4/1998, Bộ Kế Hoạch Đầu tư đã có quyết định số 229/98-QĐ BKH quy định cụ thể đối với 24 loại sản phẩm khi bảo đảm xuất khẩu 80% tổng sản lượng sẽ được cấp phép đầu tư nước ngoài. Hai mặt hàng nhựa PVC và các sản phẩm nhựa gia dụng thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định này.