SO SÁNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH CỦA

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam ở Tp hcm (Trang 37 - 41)

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HÀNG NHẬP NGOẠI VÀ SẢN PHẨM DO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

2.6.1. So sánh sản phẩm 2.6.1.1. Chất lượng

Nhìn chung, đối với những doanh nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì chất lượng sản phẩm của họ không thua kém hàng ngoại nhập hay sản phẩm do đầu tư nước ngoài, vì nguồn nguyên liệu để sản xuất hơn 90% là nhập khẩu, công nghệ sản xuất của ngành nhựa không có gì đặc biệt, đa số thiết bị

máy móc được nhập từ những nước có nền công nghiệp nhựa hiện đại. Đến hôm nay thì số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế chưa nhiều, nhưng hàng Việt Nam chất lượng cao cũng đã vào được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật và khu vực. Điều này có thể nói hàng Việt Nam đã dần dần thu hút được khách hàng ngoài nước bằng chất lượng của mình.

Theo nhận định của ông Trần Công Hoàng Quốc Trang – Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Thành phố Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp nhựa làm ăn hiệu quả thì sản phẩm nhựa của họ không thua sản phẩm ngoại về chất lượng, nếu có thua thì

đó là do mẫu mã của mình còn hạn chế, độ bóng, độ sắc sảo của sản phẩm còn bị

kém hơn do vấn đề khuôn mẫu. Tình hình cụ thể của một số ngành hàng tiêu biểu như sau:

- Sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao: Theo GSTS Nguyễn Hữu Niếu, giám

đốc trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer trường Đại học Bách Khoa Thành phố

Hồ Chí Minh cho biết chất lượng sản phẩm của mình tương đương với nước ngoài. Các công ty nước ngoài dùng sản phẩm composite của Việt Nam họ rất hài lòng về chất lượng, nhưng do đối với ngành hàng này, Việt Nam còn sản xuất thủ

công nên độ tinh xảo của sản phẩm chưa được cao lắm. Theo ý kiến của Ông Nguyễn Đăng Cường, giám đốc công ty quốc doanh Compofact, một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm bằng sản phẩm composite lớn nhất Việt

Nam thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ông rất cao, là doanh nghiệp sản xuất được bồn nước lớn nhất Việt Nam với thể tích 300m3 cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Toyota, …đã đặt hàng compofac sản xuất những linh kiện của xe hơi nhưng ông chưa dám nhận do điều kiện sản xuất của mình chưa thuận lợi.

Với pallet và két nhựa thì ông Phan Văn Thanh, giám đốc công ty nhựa Sài Gòn cho biết: Về chất lượng thì pallet nhựa của nước ngoài nhẹ hơn của mình và

độ sắc sảo của họ cũng hơn, nhưng về việc đáp ứng những thông số kỹ thuật thì mình không thua kém. Cho nên hiện tại mình vẫn có được lợi thế cạnh tranh, vì

đây là hàng công nghiệp, khách hàng chỉ yêu cầu về chất lượng, đảm bảo được những thông số kỹ thuật của sản phẩm là họ chấp nhận, còn tính chất bên ngoài như màu sắc, độ bóng, …thì họ không quan trọng.

Với sản phẩm ống nước thì theo anh Nguyễn Đình Khánh, trưởng phòng kỹ

thuật công ty nhựa Tân Tiến thì sản phẩm của họ không thua hàng nước ngoài. Họ

chỉ thua về khuôn mẫu, do dùng khuôn mẫu sản xuất trong nước nên độ bóng của sản phẩm không bằng khuôn mẫu của nước ngoài. Nhưng yếu tố này không ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh vì khách hàng chỉ đòi hỏi sản phẩm phải bền và đáp

ứng được những kích cỡ theo yêu cầu của họ chứ không không ai chọn lựa sản phẩm nào có độ bóng lớn hơn.

- Sản phẩm nhựa dân dụng: Chất lượng và mẫu mã có được nâng cao hơn trước nhiều nhưng vẫn còn thua nước ngoài. Theo bà Nguyễn Thị Cúc, phó giám

đốc công ty nhựa Rạng Đông thì hiện tại công ty Nhựa Rạng Đông nói riêng và các công ty nhựa Việt Nam sản xuất màng mỏng và đồ nhựa gia dụng nói chung thì trong quá trình cạnh tranh với hàng ngoại nhập hay sản phẩm do đầu tư nước ngoài thì hàng của Việt Nam thua về hoa văn và mẫu mã sản phẩm, do khuôn mẫu của mình bị hạn chế. Như chúng ta biết, đối với hàng nhựa dân dụng, khách hàng không những yêu cầu sản phẩm phải bền mà họ còn đòi hỏi sản phẩm phải đẹp, tiện sử dụng, thậm chí mẫu mã phải được thay đổi liên tục.

- Bao bì nhựa: Đây là ngành hàng có tốc độ phát triển lớn và có nhiều tiềm năng. Nhưng nhìn chung, chúng ta chỉ phát triển ở loại bao bì để đóng gói sản phẩm tiêu dùng, còn những bao bì khác như bao bì cho hàng container thì chúng ta chưa phát triển. Hiện tại, chúng ta có Công ty Cổ Phần Nhựa 4 và Công ty Cổ

Phần Tân Đại Hưng sản xuất loại bao bì này, nhưng so với sản phẩm cùng loại của công ty Matai của Nhật, sản xuất tại TP.HCM thì thì chất lượng của chúng ta chưa bằng, bao bì của chúng ta chỉ sử dụng cho các mục đích thông thường còn sản phẩm của Matai được sử dụng cho việc bao gói thực phẩm, dược phẩm do qui trình sản xuất được vận hành theo quy trình “sạch” từ Nhật Bản, cho nên dù giá của Matai là 7USD/kg còn của các công ty trong nước là USD2,5/kg mà Matai vẫn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

- Vật liệu xây dựng: Theo nhận định của một số doanh nghiệp sản xuất cũng như những cửa hàng kinh doanh loại sản phẩm này thì họ cho biết sản phẩm của Việt Nam chất lượng còn thua hàng của nước ngoài như sản phẩm của mình mỏng hơn, màu sắc, và độ sắc sảo của sản phẩm cũng không bằng, hàng Đài Loan dùng bền hơn. Đây là những yếu tố rất quan trọng của vật liệu xây dựng. Vì đối với ngành hàng này không những đòi hỏi độ bền mà còn đòi hỏi mức độ thẩm mỹ

của nó. Cho nên hiện tại việc cạnh tranh đối với ngành hàng vật liệu xây dựng của ngành hàng nhựa còn gặp nhiều khó khăn.

2.6.1.2. Chủng loại sản phẩm

- Sản phẩm nhựa kỹ thuật cao: Sản phẩm chưa phong phú về chủng loại, hiện tại chúng ta chỉ tập trung sản xuất được bồn chứa nước, thuyền đánh bắt xa bờ, ca nô, pallet nhựa, mà chưa sản xuất được những sản phẩm cần độ chính xác cao như linh kiện điện tử, chi tiết cho xe hơi, … do trình độ công nghệ, thiết bị và trình độ công nhân còn hạn chế. Mặt khác, còn một nguyên nhân quan trọng là do thị trường Việt Nam chưa quen với sản phẩm composite, chưa có nhu cầu, trong khi các doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm này thường sản xuất theo đơn đặt hàng. Một số công ty chỉ bắt đầu sản xuất các sản phẩm giả da.

- Bao bì nhựa: Nhưđã nói ở trên, bao bì của chúng ta sản xuất chỉ dừng lại

ở những chủng loại đơn giản. Ví dụ bao container của Matai có đến 4 lớp trong khi của Công ty cổ phần Nhựa 4 chỉ có 1 lớp. Đây là do chúng ta còn hạn chế về

công nghệ và thiết bị.

- Nhựa dân dụng: Mẫu mã sản phẩm còn thua kém hàng nước ngoài. Những năm gần đây thì chủng loại sản phẩm nhựa dân dụng của ta có phát triển nhiều, đã dần dần thay thếđược hàng cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc.

- Vật liệu xây dựng: Loại sản phẩm này được sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam còn ít. HIện tại chúng ta sản xuất chủ yếu là những tấm vách ngăn nhựa dán tường, khung cửa, tole nhựa. Mẫu mã chưa phong phú lắm, Trong khi đó hàng ngoại như hàng của Đài Loan chẳng hạn có rất nhiều mẫu mã. Do hiện tại trong nước chưa có sựđầu tư thích đáng cho ngành hàng này cả về công nghệ lẫn quy mô.

2.6.1.3. So sánh giá cả

- Sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao là các sản phẩm bằng vật liệu composite như ca nô, bồn nước chứa nước, bồn tắm. Giá cả của hàng Việt Nam không cao hơn do sản phẩm này cồng kềnh, việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, chi phí nhập lớn, dẫn tới sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam sẽ cao. Hiện tại chưa có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nào sản xuất sản phẩm này tại Việt

Nam nên đây cũng là một thuận lợi là ta ít bị cạnh trạnh, tuy nhiên nó cũng có mặt yếu là ít kích thích phát triển.

- Bao bì nhựa: Đối với bao bì của hàng tiêu dùng thì giá của chúng ta không cao hơn, nhưng đối với bao bì container thì nhưđã đề cập ở trên, do sản phẩm của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tái sử dụng được nhiều lần và chất lượng của họ

cao nên dù đơn giá của họ có cao hơn hàng nội địa nhưng xét về chi phí dùng cho doanh nghiệp loại bao bì này vẫn thấp hơn dùng bao bì của Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất pallet nhựa đang lo ngại về loại sản phẩm này từ nước ngoài vào Việt Nam dưới dạng là bao bì của sản phẩm, sau đó được bán lại với giá rất rẻ, người trong ngành thường được gọi là “giá ve chai”.

- Sản phẩm nhựa dân dụng: Hàng Việt Nam giá rẻ hơn, ví dụ: tô đĩa, chén, thúng đựng nước đá, … rẻ hơn sản phẩm của Đài Loan, Trung Quốc 2 lần, có sản phẩm lên đến 3, 4 lần.

- Vật liệu xây dựng: Sản phẩm của Việt Nam rẻ hơn, ví dụ: cửa nhựa 1 cánh của Đài Loan là 350.000 đồng/cửa trong khi cửa của Việt Nam là 290.000

đồng/cửa.

2.6.2. So sánh phương thức cạnh tranh

Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy các công ty do đầu tư nước ngoài cạnh tranh chủ yếu dựa vào chất lượng và chủng loại sản phẩm. Họ xem chất lượng là yếu tố hàng đầu để chiếm và giữđược khách hàng, chủng loại phong phú để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn của người tiêu dùng về mẫu mã, về kích thước. Hều hết các công ty có đầu tư nước ngoài đều có công ty mẹ ở những nước khác và đã tồn tại hàng chục năm. Họ cho biết rằng họ đứng vững và mở rộng thị

trường được đến ngày hôm nay là phần lớn nhờ uy tín về chất lượng. Giá cả cũng làm họ quan tâm, nhưng họ không đặt nặng vấn đề giá rẻ là giá thấp mà đối với họ

giá rẻ là giá mà khách hàng có thể chấp nhận được với một sản phẩm có chất lượng cao.

Đối với các công ty Việt Nam thì họ vẫn coi trọng chất lượng trong quá trình cạnh tranh, nhưng không phải sản phẩm nội địa nào cũng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp coi trọng yếu tố giá cả trong quá trình cạnh tranh. Ngoài ra, để lôi kéo khách hàng về mình, đa số doanh nghiệp Việt Nam luôn có hình thức bán hàng trả chậm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình mua hàng của mình, nhưng đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì họ không coi trọng yếu tố cạnh tranh này.

2.6.3. Nguyên nhân của tình hình 2.6.3.1. Nguyên nhân trực tiếp

Hàng Việt Nam còn thua hàng đầu tư của nước ngoài hay hàng nhập ở một sốđiểm về mẫu mã, hoa văn, độ sắc nét, độ bóng của sản phẩm là do: Thiết bị máy móc của chúng ta còn thua của họ. Một phần do chúng ta bị hạn chế về nguồn vốn

để hiện đại hóa, một phần do dùng thiết bị sản xuất trong nước nên độ chính xác không bằng thiết bị của nước ngoài.

Trình độ cán bộ kỹ thuật và công nhân hiện tại của ngành nhựa còn hạn chế. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thay đổi nơi làm việc. Nguồn nhân lực dịch chuyển từ doanh nghiệp Việt Nam sang doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp liên nghiệp liên doanh cao hơn là sự dịch chuyển ngược lại. Theo tài liệu nghiên cứu khảo sát thị trường công nghệ và chất xám ở Thành phố

Hồ Chí Minh của Sở Khoa học và Công nghệ, thì sự dịch chuyển này là: - Muốn có thu nhập cao hơn: 24,7%

- Muốn nâng cao trình độ chuyên môn: 23,3% - Đi làm việc thuận tiện hơn: 18,7%

- Hợp với chuyên môn hơn: 14,2% - Môi trường làm việc tốt hơn: 14,2% - Quan hệ người – người tốt hơn: 5%

Hàng Việt Nam cạnh tranh được là do chất lượng sản phẩm của chúng ta nhìn chung tương đương với hàng ngoại nhưng giá lại rẻ hơn vì hơn 90% nguyên liệu dùng cho sản xuất ta đều nhập khẩu, trình độ công nghệ của ngành nhựa không có sự cách biệt đáng kể giữa các nước. Vì thế chất lượng sản phẩm của Việt Nam tương đương với sản phẩm của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay sản phẩm nhập khẩu. Giá sản phẩm của chúng ta rẻ vì lương lao động Việt Nam rẻ. Ngoài ra, chúng ta cạnh tranh được một phần là do lợi thế chúng ta cạnh tranh ngay trên đất nước của mình, chúng ta đã có một quá trình gắn bó với khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam ở Tp hcm (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)