Địa hình, địa chất và đất đa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đên sinh trưởng của thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 29)

a) Trên thế giới:

3.1.2. Địa hình, địa chất và đất đa

San Sả Hồ là một xã nằm phía Đông Nam dãy núi Hoàng Liên, có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, có cấu trúc nhiều tầng lớp. Độ cao trung bình trên 1200 m so với mặt n−ớc biển. Do có nhiều tầng lớp nên có dãy dông phụ, dông cụt, từ đó tạo nên địa hình địa thế phức tạp. Quá nửa diện tích của xã có độ dốc trên 250, có nhiều nơi dốc trên 45 0. Độ cao so với mặt n−ớc biển nhỏ nhất là 1250 m thuộc thôn Sín Chảị Đỉnh cao nhất là đỉnh Phanxipan có độ cao so với mặt n−ớc biển 3143m. Nhìn chung địa hình chia cắt đã tạo ra nhiều vùng sinh thái khác nhau, tăng tính đa dạng sinh học của khu vực, song cũng hạn chế các hoạt động giao l−u kinh tế văn hoá với các vùng xung quanh.

Theo Kemp et al. (1995[41]) địa chất của xã bao gồm trầm tích biến chất và sự xâm nhập của đá granit. Dải trầm tích biến chất chạy từ Đông Bắc sang Tây Nam dọc theo thung lũng M−ờng Hoạ Phía Đông Bắc của thung lũng là dải có nhiều đá cẩm thạch và khối đá các bon trầm tích. Phía đáy của thung lũng bao gồm loại đá diệp thạch và phạm vi hẹp hơn đá gnaị Với đá granit mở rộng từ suối M−ờng Hoa đến đỉnh Phanxipan và chạy theo s−ờn đối diện. Vì độ ẩm và l−ợng m−a trong khu vực lớn nên sự phong hoá xảy ra mạnh.

Trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau nh− đất mùn trên núi cao, đất feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình đ−ợc hình thành trên đá biến chất, đá mácma axit tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất sau:

- Đất mùn alit núi cao phân bố từ độ cao trên 1700 m so với mặt n−ớc biển có màu nâu xám phát triển trên đá mẹ granit thuộc nhóm mácma axit, tầng trung bình và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp, hàm l−ợng dinh d−ỡng khá, hàm l−ợng mùn caọ Loại đất này thích nghi với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây đặc sản và cây d−ợc liệu, trong đó có thảo quả.

- Đất feralit mùn trên núi phân bố từ độ cao 1000m-1700m so với mặt n−ớc biển có phát triển trên đá biến chất thuộc nhóm macma axit, màu vàng đỏ tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, độ pH từ 4- 4.5, hàm l−ợng dinh d−ỡng trung bình và nghèọ Loại đất này phân bố t−ơng đối phổ biến, th−ờng đã trải qua thời kỳ canh tác và trồng rừng tái sinh. Nó thích hợp với nhiều loại thực vật bao gồm các loài cây trồng nông lâm nghiệp, gồm cả cây ăn quả, cây d−ợc liệu v.v... Tuy nhiên, đối với cây thảo quả, do đất có hàm l−ợng mùn thấp, nghèo dinh d−ỡng nên đất này mức độ thích hợp không caọ

Theo thống kê của phòng Địa chính huyện Sa Pa (1998[41]) thì tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 4788.8 ha trong đó đất nông nghiệp là 221 ha chiếm 4.6% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Đất lâm nghiệp là 3518 ha chiếm 73.5%. Đất chuyên dùng là 37.5 ha chiếm 0.8%, đất ở là 12.5 ha chiếm 0.3% và đất ch−a sử dụng là 999.8 ha chiếm 20.9% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

Nhìn chung điều kiện địa hình, địa chất và đất đai trong xã San Sả Hồ thích hợp đối với nhiều loại sinh vật, từ đó hình thành sự đa dạng, phong phú của các loài thực vật trong khu bảo tồn Hoàng Liên. Đặc biệt điều kiện đất đai thổ nh−ỡng thuận lợi cho việc gây trồng và phát triển loài cây thảo quả trong khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đên sinh trưởng của thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)