CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ứng dụng TMĐT vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo XK (Trang 28 - 31)

Chương Phương pháp nghiên cứu sẽ giới thiệu quá trình nghiên cứu đề tài Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX. Đồng thời chương này cũng trình bày chi tiết các bước cần phải thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Chương này đóng vai trò làm nền tảng để ta tiến hành triển khai kế hoạch.

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Đề tài trải qua ba giai đoạn, gồm có nghiên cứu khám phá, nghiên cứu định tính chính thức và nghiên cứu hoạch định.

Hình 3.1: Quá trình nghiên cứu

Trong giai đoạn nghiên cứu khám phá đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu tình hình xuất khẩu gạo, hiện trạng về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty Angimex nhằm xác định thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thiết kế thông điệp cho việc ứng dụng thương mại điện tử. Đến giai đoạn định tính chính thức, ta tiến hành khảo sát khả năng ứng dụng và thích hợp của các công cụ truyền thông trực tuyến với hình thức kinh doanh, với thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp đã chọn. Cuối cùng, dựa trên những thông tin đã thu thập và phân tích, ta triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX. Đồng thời, ta cũng hoạch định ngân sách và đưa ra những tiêu chí để đo lường, đánh giá chương trình thực hiện.

3.2.Giai đoạn 1 – Nghiên cứu khám phá

Ở giai đoạn đầu tiên này, ta tìm hiểu tình hình xuất khẩu gạo, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty ANGIMEX; đồng thời là những thông tin về Công ty, về ngành hàng gạo xuất khẩu thông qua các thông tin thứ cấp và sơ cấp. Từ đó, ta xác định thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thiết kế thông điệp cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty.

 Thông tin cần thu và phương pháp thu:

o Thông tin thứ cấp: bao gồm thông tin thứ cấp bên trong và bên ngoài. Thông tin thứ cấp bên trong là những báo cáo của công ty về tình hình xuất khẩu gạo. Thông tin thứ cấp bên ngoài là những thống kê về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, An Giang; báo cáo hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam, An Giang; các báo cáo, nhận định tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường mục tiêu; những đặc trưng văn hóa, kinh doanh của thị trường mục tiêu

Đối với loại thông tin này, ta sẽ thu thập thông qua báo chí, Internet,… và được công ty cung cấp. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Nội dung và cách thu thập thông tin thứ cấp

Loại thông tin Kỹ thuật thu Nguồn cung cấp

Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo Thu thập trực tiếp Do công ty cung cấp, cụ thể là phòng

Giai đoạn 1: Nghiên cứu khám phá Phỏng vấn chuyên sâu để nhận định thị trường gạo xuất khẩu

Phỏng vấn chuyên sâu để tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin

Giai đoạn 2:

Nghiên cứu định tính chính thức

của công ty Angimex bán hàng Tình hình xuất khẩu gạo của thế

giới

Thông qua Internet www.oryza.com www.riceonline.com Tình hình xuất khẩu gạo của

Việt Nam

Thông qua Internet, báo cáo thường niên ngành hàng

Trung tâm thông tin thương mại - Bộ công thương: www.vinanet.com.vn Trung tâm thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn: www.agro.gov.vn Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gạo của An Giang

Thông qua Internet www.sonongnghiep.angiang.gov.vn www.sothuongmai.angiang.gov.vn Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tỉnh An Giang: http://dhtn.angiang.gov.vn

Tình hình ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam

Thông qua Internet Trí tuệ Việt Nam: www.ttvn.com.vn Trang thông tin điện tử Bô công thương: www.mot.gov.vn

Tình hình ứng dụng thương mại điện tử An Giang

Thông qua Internet www.angiang.gov.vn

http://sothuongmai.angiang.gov.vn Tình hình ứng dụng thương mại

điện tử tại thị trường mục tiêu

Thông qua Internet Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển: www.unctad.org

Thông tin sơ cấp: hình ảnh thương hiệu gạo Angimex mà công ty mong muốn đưa đến đối tác, mức độ sử dụng các phương tiện thương mại điện tử của nhân viên trong công ty.

Bảng 3.2: Nội dung và cách thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin Phương pháp thu

Nhận định về thị trường gạo xuất khẩu của công ty Phỏng vấn chuyên sâu đối với Chị Châu Thị Hận – nhân viên phòng kinh doanh

Tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin – thương mại điện tử

Phỏng vấn chuyên sâu đối với Võ Văn Tú – nhân viên Công nghệ thông tin

 Phương pháp phân tích áp dụng:

Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp là phương pháp chủ yếu để phân tích những thông tin thu thập được trong đề tài này. Phương pháp này sẽ giúp đề tài rút ra được những thông tin cần thiết đối với loại thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập được, chủ yếu là các bảng biểu thống kê và những thông tin định tính.

3.3.Giai đoạn nghiên cứu 2

Sau khi đã thu thập những thông tin cần thiết, ta tiến hành khảo sát khả năng ứng dụng và thích hợp của các công cụ truyền thông trực tuyến cho hình thức kinh doanh trực tuyến B2B. Đồng thời xem xét sự phù hợp của các công cụ này với thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp đã xác định trong giai đoạn 1; đó cũng là cơ sở cho giai đoạn hoạch định tiếp theo.

Thông tin cần thu và phương pháp thu:

Bảng 3.3: Nội dung và cách thu thập thông tin giá cả

Thông tin Phương pháp thu

Bảng giá các công cụ tiếp thị trực tuyến Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến (thông qua website, brochure, chat…)

Phương pháp phân tích áp dụng: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp dữ liệu.

3.4.Giai đoạn 3 – Nghiên cứu hoạch định

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu là lập kế hoạch thực hiện chương trình tích hợp IMC. Dựa vào những yếu tố đã xác định trong giai đoạn khám phá đầu tiên là thị trường mục tiêu, mục tiêu quảng bá và thông điệp cùng với những thông tin từ giai đoạn nghiên cứu định tính chính thức, giai đoạn này sẽ lựa chọn và kết hợp các công cụ truyền thông trực tuyến với nhau, tạo nên chương trình tích hợp IMC trong ứng dụng thương mại điện tử cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty ANGIMEX. Trong chương trình đó, ta cần phải hoạch định ngân sách rõ ràng, nhằm xác định chi phí đầu tư cũng như duy trì hệ thống website.

Tóm tắt:

Như vậy, kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty Angimex gồm có 3 giai đoạn là nghiên cứu khám phá, nghiên cứu định tính chính thức và nghiên cứu hoạch định.

Một phần của tài liệu Ứng dụng TMĐT vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo XK (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w