Các yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại TP HCM (Trang 49)

b. Về cơ sở hạ tầng

3.1.1.2 Các yếu tố kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: theo Viện Kinh tế Tp.HCM dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế thành phố trong giai đoạn năm 2006 – 2010 vào khoảng 13%/năm. Như vậy, đến năm 2010, khối lượng hàng hóa sản xuất ra gấp gần 3 lần so với hiện nay, quy mô của nền kinh tế lên đến khoảng 165.000 tỷ đồng.

- Về tổng mức lưu chuyển hàng hóa: cùng với khối lượng hàng hóa nhập khẩu, theo dự báo tổng mức hàng hóa bán ra trên địa bàn Tp.HCM trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 12%. Như vậy, đến năm 2010 tổng mức bán lẻ của thành phố là gần 155.000 tỷ, trong đó cơ cấu hàng hóa bán lẻ vào khoảng 44%, thúc đẩy sự phát triển hệ thống các siêu thị trong thời gian sắp tới.

- Về thay đổi trình độ sản xuất và tiêu dùng: với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ ngày càng rộng rãi, trong giai đoạn tới, trình độ sản xuất sẽ gia tăng, số lượng sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ nhiều hơn. Từ đó, các sản phẩm sẽ được đóng gói, làm sạch trước khi được trưng bày kinh doanh tại các siêu thị.

- Về sự phát triển của các kênh phân phối: trong thời gian tới, việc cung cấp các hàng hóa đến người tiêu dùng sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển. Các doanh nghiệp hàng đầu trong nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa thông qua hệ thống các chi nhánh, đại lý… Điều này cũng góp phần các siêu thị phát triển rộng khắp hơn.

- Về sự phát triển của hình thức thương mại điện tử: công nghệ thông tin ngày nay phát triển với tốc độ rất cao, người dân sử dụng internet đã nhiều hơn, Chính phủ thực hiện các biện pháp giảm giá cước trong thông tin… vì vậy, trong tương lai thương mại điện tử cũng chỉ hình thành và trong giai đoạn đầu của phát triển. Mặc dù vậy nhưng trong thời gian tới các hình thức kinh doanh bán lẻ như hiện tại trong đó có siêu thị vẫn đóng vai trò tiên quyết.

3.1.1.3 Xu hướng phát triển hệ thống siêu thị

- Đối với khu vực nội thành, khả năng xây dựng thêm chợ trong giai đoạn sắp tới hầu như không thể thực hiện, trong khi đó số lượng chợ giảm đi do không đảm bảo yêu cầu kinh doanh hay do phải giải toả nhằm đáp ứng nhu cầu quy hoạch đô thị của thành phố hoặc một số chợ đầu mối phải di dời ra ngoại thành… Vì vậy, để đám ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố theo nhu cầu văn minh, tiến bộ xã hội hệ thống các siêu thị sẽ được mở rộng và phát triển mạnh hơn.

- Đối với khu vực ngoại thành và các quận mới thành lập, mật độ dân cư ngày càng động hơn do đó hệ thống siêu thị cũng sẽ hình thành và phát triển theo nhu cầu đô thị hóa.

- Ngoài ra, trong thời gian đến năm 2010, với xu hướng hội nhập chung của nền kinh tế thế giới, chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia với các nhà đầu tư trong nước trong lĩnh vực kinh doanh này. Nhất là với điều kiện như hiện tại khi Việt Nam đang từng bước tạo được những mối quan hệ thuận lợi, đạt được những thỏa thuận cần thiết trong tiến trình gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, dự báo ngoài sự phát triển lớn mạnh của hệ thống các siêu thị thì sức cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ này sẽ càng gay gắt và quyết liệt hơn nữa.

Theo báo cáo của công ty AC Nielsen, hiện nay tại Tp.HCM, hệ thống siêu thị chiếm khoảng 25% thị phần bán lẻ của thành phố và dự báo con số này sẽ tăng lên

35% vào năm 2010 và số lượng siêu thị tham gia hoạt động kinh doanh tại thành phố sẽ lên đến khoảng 100 siêu thị.

Biểu đồ 9: Dự báo tốc độ tăng trưởng thị phần siêu thị tại Tp.HCM

5% 9% 15% 18% 20% 22% 25% 35% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2010

Nguồn: Công ty AC Nielsen

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010 Tp.HCM đến năm 2010

Từ những dự báo về sự phát triển của hệ thống siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010 như trên, có thể đề ra quan điểm và một số mục tiêu chính trong sự phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM như sau:

3.1.2.1 Quan điểm

- Phát triển siêu thị là sự cần thiết để thúc đẩy hoạt động thương mại bán lẻ phát triển theo xu hướng văn minh, tiến bộ, góp phần thúc đẩy nền sản xuất tăng trưởng, nâng cao đời sống người dân thành phố. Bởi sự phát triển siêu thị đã làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bán lẻ, nhờ đó sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển siêu thị còn góp phần tăng trưởng hoạt động sản xuất, tạo nhiều việc làm hơn, giải quyết lượng lao động lớn cho xã hội.

- Phát triển siêu thị trong thời gian sắp tới phải tương ứng với sự phát triển chung của thành phố. Mặc dù Tp.HCM là một thành phố trẻ nhưng với tốc độ phát triển như trong thời gian vừa qua, Tp.HCM thực sự là một thành phố lớn của cả nước. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, với định hướng mở rộng nội thành của thành phố cũng như xu hướng hình thành các mối liên kết kinh tế giữa Tp.HCM với các tỉnh thành trong khu vực kinh tế Nam Bộ, vì vậy việc phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM cũng cần được xem xét, cân nhất trong quy mô hoạt động, địa bàn triển khai phù hợp với những xu hướng phát triển chung của thành phố.

- Phát triển siêu thị phải được tổ chức một cách hệ thống, khoa học. Việc đầu tư phát triển hệ thống các siêu thị cũng cần phải chú trọng trong công tác nghiên cứu thị trường, trong kỹ năng quản lý kinh doanh, trong các chiến lược cạnh tranh nhằm từng bước phát triển vững chắc, lâu dài đồng thời đảm bảo hiệu quả trong loại hình kinh doanh bán lẻ này.

3.1.2.2 Mục tiêu

- Phát triển hệ thống các siêu thị góp phần đáp ứng nhu cầu muu sắm của người dân, thúc đẩy việc lưu chuyển hàng hóa, kích thích phát triển sản xuất, đảm bảo tính văn minh trong hoạt động thương mại.

- Củng cố, phát triển hoạt động kinh doanh của những siêu thị hiện đang triển khai hoạt động, hoàn thiện hơn nữa trong công tác tổ chức kinh doanh của các siêu thị này bằng các biện pháp đẩy mạnh phát triển doanh thu; tiết kiệm, giảm thiểu hợp lý các chi phí trong hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

- Đầu tư, xây dựng mới các siêu thị một cách hợp lý với quy mô phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của người dân, tương ứng với sự phát triển của kinh tế thành phố, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội.

3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM từ nay đến năm 2010 nay đến năm 2010

Với những dự báo, cũng như theo những quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống siêu thị như trên, trong thời gian sắp tới, Tp.HCM cần có những định hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh bán lẻ đối với loại hình siêu thị theo những tiêu chí như sau:

3.1.3.1 Quy mô của siêu thị

Để phù hợp với tên gọi siêu thị cũng như đảm bảo yêu cầu kinh doanh khi tham gia trong hoạt động siêu thị như các quy định chung của Nhà nước, của ngành, hệ thống các siêu thị cũng cần có quy mô đủ lớn. Tuy nhiên, do điều kiện đất đai cũng như các điều kiện khác về tự nhiên, xã hội nên diện tích hoạt động của các siêu thị trong nội thành cần vào khoảng từ 2.000 đến 3.000 m2 nhằm thuận lợi trong việc trưng bày hàng hóa kinh doanh được đa dạng, cung cấp đủ các dịch vụ kèm theo tương ứng với mức sống của người dân nội thành. Số lượng siêu thị xây mới trong nội thành nhiều, phân bổ đều khắp trên các địa bàn.

Đối với các quận huyện ở ngoại thành, khi tiến hành nghiên cứu, triển khai xây dựng cần được tổ chức quy hoạch một cách hợp lý và khoa học, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trong hiện tại cũng như có chiến lược “đón đầu” để phù hợp với sự gia tăng trong thời gian tới. Vì vậy, diện tích kinh doanh của các siêu thị ở những vùng ngoại thành này cần có quy mô lớn hơn, vào khoảng từ 4.000 m2 trở lên, hình thành các đại siêu thị phục vụ cho nhu cầu bán sỉ. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển hệ thống các siêu thị vừa và nhỏ đển đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn. Có như vậy, hệ thống siêu thị tại Tp.HCM mới có thể đáp

ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng thành phố, thích ứng với xu hướng phát triển chung của thành phố.

3.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của siêu thị

Cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của siêu thị như: vị trí, thiết kế kiến trúc và trang thiết bị của siêu thị.

- Về vị trí: muốn thu hút khách hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi đối với khách hàng, các siêu thị cần được tọa lạc tại các khu dân cư, khu công sở, văn phòng hoặc nơi tập trung đông người và đặc biệt là tại những nơi thuận lợi về giao thông.

- Về thiết kế kiến trúc: đây là yếu tố tạo nên hình ảnh của siêu thị vì vậy các nhà quản lý cần quan tâm nhiều đến công tác thiết kế kiến trúc này. Việc thiết kế xây dựng siêu thị cần tương ứng với cảnh quan xung quanh, phù hợp với văn hóa của đất nước. Bên cạnh đó, thiết kế việc trưng bày hàng hóa cũng cần được chú trọng nhằm tạo thuận lợi trong nghiệp vụ bán hàng cũng như tạo tâm lý thoải mái nhất, tiện lợi nhất trong việc lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng. Thiết kế kiến trúc của siêu thị cũng cần đảm bảo tương xứng trong giữa diện tích kinh doanh và diện tích đối với các công trình phụ trợ, tiện ích khác.

- Về trang thiết bị: trang thiết bị của siêu thị không chỉ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng mà còn đảm bảo trong công tác quản lý của siêu thị. Theo đó, hệ thống các siêu thị cần bố trí lắp đặt các trang thiết bị:

o Trang thiết bị phục vụ khách hàng: ngoài việc trang bị tủ giữ đồ đạc cá nhân của khách hàng, các dụng cụ hỗ trợ khác như xe đẩy, giỏ xách các siêu thị cũng cần trang bị các sơ đồ hướng dẫn, biển báo cần thiết và được đặt những nơi thuận tiện nhất nhằm tạo tâm lý thoải mái nhất đối với khách hàng đúng như tiêu thức tự phục vụ trong hoạt động kinh doanh của loại hình siêu thị.

o Trang thiết phục vụ kinh doanh: các trang thiết bị phục vụ cho việc trưng bày hàng hóa cần phù hợp với từng mặt hàng, hệ thống các kệ, giá… cần được thiết kế tương ứng với vóc dáng của người Việt Nam, đảm bảo tính chắc chắn, bền vững cũng như đáp ứng đủ nhu cầu trưng bày hàng hóa một cách đa dạng phong phú.

o Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý: các siêu thị cũng cần trang bị hệ thống máy tính tiền, máy vi tính đủ đảm bảo tính nhanh chóng trong công tác phục vụ khách hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu thống kê, kiểm tra, quản lý dữ liệu và quản lý kinh doanh của siêu thị.

o Bên cạnh đó, nhằm tăng tính tiện nghi hơn trong hoạt động, tính văn minh hơn trong hoạt động thương mại này, các siêu thị cũng cần trang bị thêm các hệ thống về điều hòa, âm thanh, ánh sáng, thiết bị phòng cháy chữa cháy và các trang thiết bị khác như hệ thống trang thiết bị vệ sinh…

Việc tổ chức hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM trong thời gian tới cần được phát huy như những kết quả đã đạt được như cần phải nâng cao ở quy mô mới lớn hơn. Trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh đối với các siêu thị ngoài việc đảm bảo tính phục vụ cao nhất cho người tiêu dùng cũng cần chú trọng hơn trong các yếu tố sau:

- Khách hàng: ngày nay, siêu thị đã trở nên rất phổ biến đối với người dân vì vậy, đối tượng khách hàng của siêu thị cũng cần được mở rộng nhiều hơn. Các siêu thị cần quan tâm khai thác mạnh hơn nữa đối với các khách hàng có mức thu nhập từ trung bình trở lên hay nhóm khách hàng là những cán bộ công nhân viên bởi với nhóm khách hàng này họ không đủ thời gian hoặc thời gian không phù hợp để mua sắm thông qua hình thức bán lẻ truyền thống là chợ.

- Hàng hóa trong siêu thị: cần tiếp tục được gia tăng về chủng loại, đa dạng các nhóm hàng nhằm đảm ứng nhu cầu mua sắm tốt đa nhất đối với khách hàng. Trong thời gian tới, các siêu thị cũng cần chú trọng trưng bày nhiều hơn các hàng hóa thuộc nhóm hàng may mặc, thời trang hay thuộc nhóm thực phẩm tươi sống. Và quan trọng nhất là các hàng hóa kinh doanh trong siêu thị phải luôn luôn đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn tiêu dùng.

- Phương thức phục vụ: tự phục vụ là phương thức bán hàng đặc trưng của siêu thị. Đây là phương thức bán hàng tiến bộ trong lĩnh vực thương mại của xã hội. Với các trang thiết bị hiện đại, tiện nghi tạo thuận lợi trong việc mua sắm chính là yếu tố giúp siêu thị lợi thế hơn trong cạnh tranh so với các loại hình bán lẻ khác. Mặt khác phương thức tự phục vụ không chỉ tạo tâm lý thoải mái đối với người tiêu dùng mà còn giúp siêu thị giảm thiểu trong chi phí bán hàng, góp phần hạ giá bán, nâng cao năng lực cạng tranh trong hoạt động kinh daonh của hệ thống các siêu thị.

- Phối hợp cùng các đơn vị liên quan như: nhà cung cấp, nhà sản xuất… nhằm đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất, cũng như thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi để kích thích tiêu dùng cao hơn.

- Nghiên cứu triển khai các với các dịch vụ giải trí kèm theo hoạt động kinh doanh của siêu thị như: chương trình ca nhạc, khu vui chơi giải trí, quầy hàng giải khát, thức ăn nhanh.. nhằm thu hút thêm các đối tượng khách hàng có nhu cầu giải trí khi mua sắm tại siêu thị.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TPHCM ĐẾN NĂM 2010 3.2.1 Phát triển đồng bộ, tập trung hệ thống các siêu thị

Qua các số liệu, thông tin được thống kê, phân tích như trên, rõ ràng với đặc điểm cơ bản của loại hình kinh doanh bán lẻ siêu thị là: hàng hóa đa dạng, đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng thấp, tập trung giữ giá thấp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tiêu dùng. Đồng thời, phạm vi thị trường hiệu quả của siêu thị trong bán kính khoảng từ 4 km đến 6 km. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM cần thực hiện chiến lược tăng

trưởng tập trung để đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh siêu thị. Chiến lược này bao gồm:

3.2.1.1 Chiến lược xâm nhập thị trường

Áp dụng chiến lược này, các siêu thị phải tìm cách tăng trưởng ở thị trường hiện tại với quy mô, điều kiện hiện có bằng phương cách tăng mức mua hàng hóa của người tiêu dùng hay tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường đó. Tuy nhiên, cho dù tốc độ phát triển của nền kinh tế có gia tăng, mức sống của người dân có được nâng cao hơn thì việc tăng mức mua hàng của những người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị cũng chỉ đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, cách thức hai trong chiến lược

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại TP HCM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)