2.1 Th ị trường chứng khoán Việt Nam:
2.1.1. Những biến động bất thường của Thị trường chứng khoán Việt Nam
trong thời gian qua:
Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập tháng 20/7/ 2000 tại trung tâm giao
dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, và kể từ ngày 08/03/2005 trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội chính thức ra mắt v à đi vào hoạt động; từ quy mô ban đầu với
hai công ty niêm yết có vốn điều lệ tổng cộng 270 tỷ đồng đến cuối tháng 9/2006 thị trường niêm yết chứng khoán Việt Nam đã bao gồm 63 loại cổ phiếu và một chứng
chỉ quỹ với tổng giá trị vốn hoá thị tr ường gần 55 ngàn tỷ bằng 6,5% GDP cả n ước
(Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nh à nước ngày 29/09/2006). Đến nay, ngày 29/02/2008 thị trường đã có 153 mã cổ phiếu niêm yết trên HoST và 129 mã cổ
phiếu niêm yết trên HaST với chỉ số VN-index tại HoST: 663 điểm; HaST: 228 điểm. Tháng 03/2007 chỉ số VN-index vượt quá 1.170 điểm và cuối năm 2007 chỉ
còn 927,02 điểm và còn tiếp tục giảm nữa sang những tháng đầu năm 2008 nói lên sự thăng trầm của thị tr ường chứng khoán Việt Nam sinh sau đẻ muộn và rất còn mới mẻ này. Đến ngày 08/04/2008Phiên thứ hai áp dụng biên độ dao động mới, chỉ
số VN-index tăng vượt qua ngưỡng 500 điểm với mốc 548,56 điểm cuối ngày giao
dịch và các nhà đầu tư ồ ạt xả hàng nhằm thực hiện hóa lợi nhuận sau 9 phiên thị
trường tăng điểm liên tiếp. Trong khi nhà đầu tư nội xả hàng thì nhà đầu tư ngoại
tăng mạnh việc mua vào.Đến ngày 09/04/2008 chỉ số VN-index tăng đến 552,05
Hình 2.1:
Bảng 2.1: Quy mô TTCK Việt Nam qua các năm từ 2000 – 2007 Năm Giá trị vốn hoá thị trường phiên cuối năm (Tỷ đồng) Tăng (*)
2000 1.046 136 % 2001 1.605 53 % 2002 2.537 58 % 2003 2.408 -5 % 2004 3.913 63 % 2005 7.765 98 % 2006 145.896 1779 % 2007 364.425 150 %
Nguồn: Từ các trang web của HoSE (http//www.vse.org.vn), các công ty chứng khoán SSI, BSC, BVS…và (*) là tính toán c ủa tác giả Hồ Viết Tiến (b ài đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng 2/2008), riêng năm 2000 so v ới ngày khai trương.
Xét về góc độ quy mô thì thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ bé so với
khu vực và trên thế giới; tổng số vốn hoá thị tr ường hiện nay chỉ gần 23 tỷ USD
(cuối năm 2007), trong khi Thái Lan- 119 tỷ USD; Trung Quốc- 681tỷ USD; Nhật- 3040 tỷ USD; Mỹ- 14.266 tỷ USD. Bảng 2.1 cho thấy sự tăng trưởng giá trị vốn
hoá thị trường ở các phiên giao dịch cuối năm như trên.
Hình 2.2:
HÌNH 2.2b– HASTC
(Nguồn:Công ty chứng khoán Quốc gia)
Qua phân tích và với hai đồ thị trên hình 2.2a-2.2b chứng tỏ thị trường chứng
khoán Việt Nam còn rất non trẻ và đầy biến động.
Bảng 2.2: Chỉ số VN-Index từ 2000 – 2007
Năm Chỉ số VN-index phiên cuối năm Tăng (*)
2000 206,83 106,8 % 2001 235,40 13,8 % 2002 183,33 -22,1 % 2003 166,94 -8,9 % 2004 239,29 43,3 % 2005 307,50 28,5 % 2006 751,77 144,5 % 2007 927,02 23,3 % Trung bình 35, 0 %
Nguồn: Từ các trang web của HoSE (http//www.vse.org.vn), các công ty chứng khoán SSI, BSC, BVS…và (*) là tính toán của tác giả Hồ Viết Tiến (b ài đăng trên
tạp chí Phát triển kinh tế số tháng 2/2008), ri êng năm 2000 so với ngày khai
trương.
Bảng2.2 Cho thấy sự tăng trưởng chỉ số VN-index từ năm 2000 – 2007.
Lưu ý rằng trong năm 2007 ở vào thời điểm tháng ba chỉ số VN-index vượt quá 1.170 điểm, nhiều nhà đầu tư bước vào thị trường đến cuối năm 2007 thì chỉ số sụt
giảm còn 927,02 điểm gây nên cảm giác thất bại và bi quan phổ biến trên khắp thị trường.
Nhìn chung TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định sau hơn bảy năm hoạt động tạo ra một kênh huy động vốn nhanh, hiệu quả, thúc đẩy cổ phần hoá
doanh nghiệp. Quy mô vốn hoá thị tr ường cổ phiếu và trái phiếu hiện đã chiếm
khoảng 36% GDP, gần bằng một nữa kênh dẫn vốn của ngân hàng. Tuy vậy, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng đó của TTCK còn chứa đựng những khó khăn và rủi
ro tiềm ẩn cần phải hết sức nỗ lực tháo gỡ và khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn.