Xuất khẩu tại chỗ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy XK hàng thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản (Trang 37 - 39)

I. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM

2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

2.2. Xuất khẩu tại chỗ

Bên cạnh các hình thức để mở rộng thị trường ở nước ngoài, thì thị trường du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay. Trong những năm đổi mới, thị trường du lịch ngày càng có điều kiện phát triển và đó là một thị trường đâty tiềm năng của nước ta. Số lượng khách du lịch nước ngoài và nước ta ngày một nhiều, đáp ứng nhu cầu của thị trường này là những sản phẩm truyền thống thể hiện nét độc đáo của nền văn hoá dân tộc và mang đậm dấu ấn lịch sử của từng thời kỳ. Nhu cầu của khách du lịch thường là mua những sản phẩm lưu niệm mang tính chất văn hoá truyền thống dân tộc hoặc thể hiện tập trung những nét đặc trưng của vùng mà họ đến. Qua quan sát cho thấy khách nước ngoài đến tham quan du lịch ở nước ta, ngoài việc đi đến các điểm du lịch, bao giờ họ cũng đến những nơi bày bán và giới thiệu các sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm chủ yếu được giới thiệu là các đồ thủ công mỹ nghệ : gốm sứ, khảm trai, khắc gỗ, đá, bạc, đồng, đồ thêu ren, đan lát…

Trong năm 2004, Việt Nam đón tiếp hơn 2,9 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến thăm quan và mua sắm, tăng hơn 19% so với năm 2003. Trong năm 2005 Việt Nam đặt mục tiêu sẽ đón 3,2 triệu lượt khách với nhiều chương trình và các chính sách thu hút khách du lịch nước ngoài. Sau thảm hoạ sóng thần và động đất vừa qua nhiều khách du lịch nước ngoài đã chuyển hướng đến Việt Nam làm lượng khách tăng lên đáng kể, và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã thực sự thu hút các du khách đến từ các nước trên thế giới.

Những hàng hoá thủ công mỹ nghệ dưới dạng quà tặng hay quà lưu niệm sẽ được tiêu thụ ngaỳ càng nhiều cho khách du lịch. Tuy nhiên điều này cũng còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn của sản phẩm và thị hiếu của người nước ngoài. Từ xa xưa, nghề truyền thống Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc. Vì thế,nhiều khách nước ngoài chưa nhận thấy sự khác nhau sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam với sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trung Quốc. Điều này cũng là một trở ngại cho việc bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta cho khách nước ngoài. Các sản phẩm của ta bán cho khách nước ngoài nhin chung là

rẻ, song giá rẻ nhiều khi chưa phải là điều hấp dẫn vớihọ : vì trong một thời gian ngắn,họ chưa có điều kiện tìm hiểu vè giá trị của sản phẩm , mà lại cho rằng đó là những sản phẩm kém giá trị hay được sản xuất hàng loạt chứ không phải sản phẩm thủ công đích thực được làm bởi những nghệ nhân tài hoa. Cho nên trước mắt cần quan tâm sao cho hàng thủ công mỹ nghệ phải thực sụ đặc sắc và phù hợp với nhu cầu quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy XK hàng thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản (Trang 37 - 39)