Cơ cấu lao động theo trình độ đào tào.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại khách sạn Công đoàn Đồ Sơn- Hải Phòng (Trang 43 - 47)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 3,112,445 10,223,396 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lạ

2.3.1.1.Cơ cấu lao động theo trình độ đào tào.

Để đánh giá và phân tích chất lượng đội ngũ lao động đang làm việc trong khách sạn những năm gần đây trước hết chúng ta sẽ xem xét cơ cấu lao động của khách sạn theo trình độ đào tạo.

Từ số liệu thu thập được của 2 năm 2007 -2008, em có bảng cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo như sau:

Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động của khách sạn theo trình độ năm 2007 -2008

Năm Năm 2007 Năm 2008

Số lượng

(người) %

Số lượng

(người) %

Tổng số lao động 34 100 44 100

Lao động qua đào tạo 27 79.41 44 100

Trên đại học 1 2.94 3 6.82

Đại học 3 8.82 6 13.64

Cao đẳng 5 14.71 11 25

Trung cấp 15 44.12 19 43.2

Sơ cấp 3 8.82 5 11.36

Lao động chưa qua đào tạo 7 20.59 0 0

( Nguồn: phòng Hành chính Tổng hợp)

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 2 năm qua trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên khách sạn đã hầu hết qua đào tạo, năm 2007 chỉ tiêu này chiếm 79.41%, năm 2008 là 100%. Năm 2007 số người trên đại học chỉ chiếm 2.94% nhưng đến năm 2008 con số này đã tăng lên là 6.82% trong tổng số lao động và tỷ lệ này tập trung chủ yếu trong Ban giám đốc. Số nhân viên đã qua tốt nghiệp đại học trong năm 2007 là 3 người, chỉ chiếm rất khiêm tốn: 8.82%. Mặt khác số anh chị em được đào tạo dài hạn bài bản còn hạn chế. Điều này chứng tỏ năng lực qua đào tạo của quản trị gia các cấp tại khách sạn còn rất nhiều thiếu hụt so với yêu cầu

của thực tiễn. Và điều này cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến tính hiệu quả trong kinh doanh của khách sạn.

Tuy vậy đến năm 2008 chỉ tiêu này đã thay đổi và có chút khả quan hơn. Số lượng lao động ở trình độ đại học là 6 người chiếm 13.64% trong tổng số lao động của khách sạn. Số lao động có trình độ cao đẳng trong khách sạn của cả hai năm đều chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2007 là 14.71%, năm 2008 là 25%. Và đặc biệt số lượng lao động ở trình độ trung cấp của khách sạn là rất cao, năm 2007 có tới 15 người chiếm 44.12%, năm 2008 có 19 người chiếm 43,2% trong tổng số lao động làm việc tại khách sạn. Số lượng nhân viên của khách sạn tuy có tăng nhưng số nhân viên tăng đó hầu như chỉ qua đào tạo trung cấp, thậm chí có cả nhân viên mới chỉ qua đào tạo sơ cấp, năm 2007 trong tổng số 34 nhân viên của khách sạn thì có 3 nhân viên chỉ qua đào tạo sơ cấp chiếm 8.82%, năm 2008 trong số 44 nhân viên thì có 5 người chiếm 11.36%.

Theo thống kê ở trên ta thấy đa số nhân viên trong khách sạn mới chỉ tốt nghiệp bằng trung cấp và cao đẳng, thậm chí là mới chỉ qua sơ cấp nên trình độ cũng như chuyên môn nghiệp vụ không cao. Tại khách sạn Công Đoàn, đối tượng lao động này thường được bố trí tại các bộ phận như bàn, buồng, bếp...Hầu hết các nhân viên luôn làm việc một cách thụ động, chỉ biết tuân thủ và thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của cấp trên chứ chưa có những ý kiến hay đề xuất trong công tác. Trong khi đó ngành du lịch là một ngành luôn đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo… Còn những nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học thường được bố trí tại các bộ phận Hành chính, kế toan. Tuy nhiên số lượng những nhân viên này còn khá khiêm tốn. Như vậy đây cũng là một yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.

Tuy nhiên cán bộ công nhân viên đều còn rất trẻ, sẽ có thời gian cống hiến cho khách sạn nhiều hơn. Mặt khác nhân viên trẻ cũng là một yêu cầu chung của ngành khách sạn. Nếu những nhân viên này cố gắng tận dụng thời gian học tập thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ là một lợi thế rất lớn cho

khách sạn, không những thế còn có khả năng cải thiện mức lương theo cấp bậc góp phần nâng cao đời sống của chính bản thân họ.

Đối với một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các dịch vụ về bán ăn, bán nghỉ, các dịch vụ về du lịch điển hình là một khách sạn thì phần lớn là giao tiếp với khách du lịch cả trong và noài nước, theo yêu cầu của nghề nghiệp thì buộc cán bộ công nhân viên phải biết ngoại ngữ và sử dụng thành thạo vi tính. Tuy nhiên trên thực tế tại các khách sạn nói chung và khách sạn Công đoàn Đồ Sơn nói riêng thì yêu cầu này chưa hẳn đã thực hiện được. Điều này được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.6: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ và vi tính năm 2007 -2008

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

Số lượng (người) % Số lượng(người) % 1. Tổng số lao động 34 100 44 100 2. Trình độ ngoại ngữ 15 44.12 22 50 Tiếng Anh A 2 5.88 4 9.1 B 2 5.88 6 13.64 C 3 8.82 3 6.82 Tiếng Pháp A 3 8.82 3 6.82 B 4 11.76 4 9.1 C 1 2.94 2 4.55 3. Trình độ vi tính 12 35.3 15 34.1 (Nguồn: phòng Hành chính -Tổng hợp)

Qua bảng trên ta thấy trong năm 2007, số cán bộ nhân viên biết ngoại ngữ là 15 người chiếm 44.12 %. Đến năm 2008 thì số cán bộ nhân viên biết ngoại ngữ là 22 người chiếm tỉ lệ tới 50 %. Như vậy so sánh về mức độ tăng tương đối giữa số lượng nhân viên hai năm 2007-2008 và số nhân viên biết ngoại ngữ thì con số trên tăng lên rất đáng kể, có thể do số nhân viên mới này đều đã qua đào tạo bài bản hơn hoặc do đội ngũ nhân viên cũ của khách sạn đã được nâng cao về trình độ ngoại ngữ trong thời gian trước đó.

Đối tượng khách quốc tế tại khách sạn Công đoàn Đồ Sơn đa số là khách Pháp. Vì vậy ngoài tiếng quốc tế là tiếng Anh thì việc biết sử dụng một chút tiếng

có hiệu quả. Hiện nay tại khách sạn Công đoàn Đồ Sơn chỉ có rất ít nhân viên có thể sử dụng tiếng Pháp trong giao tiếp, và chỉ tập trung vào nhân viên ở bộ phận Lễ tân. Trong quá trình phục vụ ăn cho khách, nhân viên làm ở bộ phận bàn do không biết tiếng Pháp nên đôi khi hiểu lầm, hiểu sai yêu cầu của khách khiến khách không mấy hài lòng. Tuy tình huống này không thường xuyên xảy ra những từ đó tạo ấn tượng không tốt của khách hàng về khách sạn, điều này không có lợi cho khách sạn chút nào.

Ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp thì một số nhân viên khách sạn cũng biết chút ít tiếng Trung do học thêm bên ngoài để phục vụ cho công việc, và cũng tập trung chủ yếu ở bộ phận Lễ tân do bộ phận này phải tiếp xúc đầu tiên với khách khi khách du lịch đến khách sạn. Mặc dù không được đào tạo bài bản nhưng cũng là một cố gắng lớn của các nhân viên trong việc nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Đôi khi họ chỉ cần sử dụng những câu nói hết sức đơn giản, không cần cú pháp phức tạp nhưng cũng khiến đối phương hiểu được ý đồ mà người nói muốn truyền đạt. Trong những thời gian rảnh rỗi các nhân viên có thể giúp đỡ nhau nói và nghe những từ thông dụng thì rất bổ ích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc điểm của ngành khách sạn chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, mà tập trung nhiều nhất vào phục vụ các dịch vụ ăn, nghỉ nên ngoài những bộ phận như kế toán, lễ tân và hành chánh tổng hợp ra thì công việc của các bộ phận khác hầu như không cần sử dụng đến máy vi tính. Như vậy số lượng 15 nhân viên năm 2008 biết sử dụng máy vi tính trong tổng số 44 nhân viên của khách sạn là con số tương đối cao. Sự thay đổi này là do khách sạn đã khuyến khích người lao động học thêm vi tính để đáp ứng được yêu cầu của công việc cao hơn nữa và cũng là tăng cơ hội thăng tiến của bản thân, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực và tăng khả năng phát triển của khách sạn lên một tầm cao mới phù hợp với xu thế thời đại – xu thế tin học và ngoại ngữ. Và khi khách sạn bắt kịp xu thế này thì trong những năm tiếp theo hoạt động kinh doanh của khách sạn sẽ có những khởi sắc đáng kể , không chỉ kinh doanh không thua lỗ mà sẽ thu được lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Tuy nhiên trong kinh doanh khách sạn việc đề bạt, thuyên chuyển đơn vị công tác của các nhân viên là thường xuyên diễn ra do đó các nhân viên ở những bộ phận như bàn, bếp, buồng…khi được chuyển đến các bộ phận lễ tân, hành chính tổng hợp thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy việc nâng cao khả năng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ mà cả trình độ vi tính cũng là điều mà các nhân viên cũng như các nhà quản trị cần chú ý lưu tâm.

Hiện nay khách sạn có rất nhiều nhân viên ở các tỉnh thành khác đến, khách sạn đã bố trí cho họ chỗ ăn, ở gần khách sạn. Ngoài ra tại khu vực quận Đồ Sơn cũng có khá nhiều các trung tâm dạy ngoại ngữ và vi tính. Nếu các nhân viên không có khả năng tự tham gia học thì khách sạn có thể mở lớp ngay trong khuôn viên khách sạn và thuê người về dạy. Tại CatBa Island Resort and Spa ở Cát Bà cũng đang thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ cấp tốc cho nhân viên theo cách này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại khách sạn Công đoàn Đồ Sơn- Hải Phòng (Trang 43 - 47)