Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN (Trang 59 - 61)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

1.Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước

Chức năng của Nhà nước là quản lý các hoạt động kinh tế thông qua chính sách pháp luật để phát triển theo định hướng đề ra. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, càng đòi hỏi Nhà nước phải có những quy định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Bởi vì, xuất nhập khẩu là hoạt động có sự liên kết của nhiều đối tác nên sẽ gây ra rất nhiều tổn thất nếu như không có sự ràng buộc nhất định.

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thông chính sách để có thể khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước:

+ Nhà nước phải ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật theo nền kinh tế thị trường và đổi mới các chính sách xuất nhập khẩu đã khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu

+ Nhà nước cũng phải ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn, cắt giảm các thủ tục hành chính trở ngại về thuế, tiến hành hỗ trợ cho xuất nhập khẩu ví dụ như: Hỗ trợ lãi suất vay vốn về sản xuất, hoạt động xuất khẩu hoặc có thể là sự trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu mới vào thị trường

+ Nhà nước cũng có thể ban hành các chính sách quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, có chính sách đầu tư và nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.

+ Với hoạt động xuất nhập khẩu, thì việc đưa ra chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả là vô cung quan trọng. Nhà nước cần điều chỉnh nguyên tắc, cơ chế phân bổ ngoại tệ ở các doanh nghiệp cũng như việc chuyển giao ngoại tệ giữa các doanh nghiệp.

+ Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải ban hành chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. Nếu như Nhà nước duy trì tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu thì lại không có lợi cho hoạt động nhập khẩu và ngược lại.

+ Nhà nước ban hành quyền xuất nhập khẩu trực tiếp không đồng nghĩa với việc quyền phân phối hàng hoá. Doanh nghiệp được cấp phép sẽ có quyền mua bán xuất nhập khẩu

Có thể thấy, việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật Nhà nước là vấn đề cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN (Trang 59 - 61)