CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN (Trang 25 - 30)

KHẨU

1. Khái niệm về hiệu quả

Hiệu quả chính là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Hiệu quả được xác định bởi công thức:

+) Hiệu quả tuyệt đối: E = K – C +) Hiệu quả tương đối: E = K/C

Trong đó: K: Kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau

C: Chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau E: Hiệu quả

Có thể thấy, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Đặc biệt biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào doanh nghiệp và mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp đó. Đối với mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu đó chính là doanh thu bán hàng và chi phí gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để có thể có doanh thu bán hàng đó.

1.1 Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong một phạm vi của doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.

*Xét trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân và phạm vi toàn xã hội thì phạm vi hiệu quả sẽ là hiệu quả kinh tế quốc dân(hay là hiệu quả kinh tế xã hội) và hiệu quả chính trị xã hội.

+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể hưởng hiệu quả hiệu quả kinh tế quốc dân là toàn bộ xã hội mà đại diện chính là Nhà nước.

+Hiệu quả chính trị xã hội: Là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.

*Xét trên phạm vi từng yếu tố, từng doanh nghiệp sẽ có 2 phạm trù: Phạm trù hiệu quả kinh tế và phạm trù hiệu quả kinh doanh.

+ Phạm trù hiệu quả kinh tế: Là lợi ích kinh tế đạt được sau khi bù đắp các khoản chi phí lao động xã hội. Hiệu quả này được xác định thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh với chi phí bỏ ra.

+ Phạm trù hiệu quả kinh doanh: Là phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả lao động xã hội. Nó được xác định bằng việc so sánh giữa lương lao động hữu ích cuối cung thu được với hao phí lao động xã hội.

*Căn cứ vào lợi ích nhận được trong những khoảng thời gian dài hay ngắn đã hình thành nên khái niệm hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.

+ Hiệu quả trước mắt: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian ngắn, lợi ích chỉ là mang tính tạm thời.

+ Hiệu quả lâu dài: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài, lợi ích mang tính lâu dài.

Như vậy, ở nhiều góc độ khác nhau sẽ có nhiều quan điểm về hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả chúng ta cần phải biết kết hợp

hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, để từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách ổn định và có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh.

1.2 Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành lĩnh vực không thể thiếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.

Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại lợi nhuận rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là nhân tố quyết định để Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nên hiệu quả hoạt động này được đánh giá ở những mức độ cũng rất khác nhau. Nó sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô, vi mô, qua đó sẽ phát triển phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới và mỗi quốc gia nói riêng.

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời nó cũng là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, phản ánh trình độ của nền sản xuất hàng hoá.

Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh cả về mặt định lượng và mặt định tính. Xét về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Về mặt định tính, đó lại là sự phản ánh ảnh

hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết các yêu cầu, mục tiêu kinh tế và yêu cầu kinh tế xã hội.

2.1.1 Chỉ tiêu phản ánh về mặt định lượng

Hệ thống chỉ tiêu này phản ánh quy mô phần thu nhập lần đầu của doanh nghiệp. Bao gồm:

a) Lợi nhuận:Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, pahnr ánh kết quả cuối cùng của hợp đồng xuất nhập khẩu. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả của cuối cùng của hợp đồng xuất nhập khẩu. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả của hiệu quả kinh doanh đó là lợi nhuận doanh nghiệp đạt được phải cao nhất và ổn định. Lợi nhuận đó được tính là phần chênh lệch dương giữa tổng doanh thu và tổng chi của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy luật của sản xuất hàng hoá và của nền kinh tế thị trường.

Công thức tính lợi nhuận: P = TR – TC Trong đó: P: Lợi nhuận

TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí

Nếu P>0 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Nếu P<0 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khôngcó hiệu quả Nếu P=0 doanh nghiệp hoà vốn

b) Tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu cho biết hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả hay không, đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả hợp đồng. hay không, đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả hợp đồng.

Công thức được xác định như sau: I = P/TC Trong đ ó: I là tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tỷ lệ phần trăm lãi so với tổng chi phí doanh nghiệp sau khi thực hiện hợp đồng.

Thực tế thì lợi nhuận của doanh nghiệp được gắn liền với rủi ro tối đa và sự mạo hiểm. Vấn đề chiếm lĩnh thị trường và thu được lợi nhuận có liên quan chặt chẽ với nhau gần như tỷ lệ thuận. Do đó, lợi nhuận ổn định là tiêu chuẩn cơ bản nhất để phân tích hiệu qủa sản xuất kinh doanh.

c) Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là tỷ lệ giữa tổng chi phí bằng đồng bản tệ trên doanh thu tính bằng đồng ngoại tệ. Chỉ tiêu này thường được tính trước tệ trên doanh thu tính bằng đồng ngoại tệ. Chỉ tiêu này thường được tính trước khi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu để đánh giá hiệu quả hoạt động. Chỉ tiêu này được dùng để lựa chọn hợp đồng tối ưu khi có nhiều hợp đồng tham gia.

2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính

Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính được thể hiện như sau:

+) Chỉ tiêu mức thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp phải tăng cường và đạt được ổn định.

+) Doanh nghiệp hoạt động phải biết kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể, Nhà nước.

+) Năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp biểu hiện ở thương hiệu, cũng như uy tín trong hoạt động kinh doanh.

+) Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường sẽ khẳng định thị trường của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

+) Tiêu chuẩn không thể thiếu đó phải kể đến sự quản lý của Nhà nước. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải tuân thủ theo pháp luật và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm:

Chỉ tiêu Công thức xác định

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w