Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005,

Một phần của tài liệu Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Cà Mau (Trang 30 - 42)

2006.

Trong ba năm từ 2004 đến 2006 lợi nhuận của các ngân hàng đều tăng và tăng với tốc độ tương đối ổn định khoảng trên 20%. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do sự chỉđạo đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng và sự nỗ lực của tập thể nhân viên trong ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển của ngân hàng. Lợi nhuận gia tăng là một minh chứng cho việc sử dụng vốn đúng mục

Lun văn tt nghip

Bảng 1: THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

Đơn v tính: Triu đồng

( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Chỉ tiêu Số tiền Ttrỷọng Số tiền Ttrỷọng Số tiền Ttrỷọng Tuyđối ệt Tđốươi (%) ng Tuyđối ệt Tđốươi (%) ng I. Thu nhập 215.176 100 399.833 100 424.883 100 184.657 85,82 25.050 6,27

1. Thu nhập lãi 199.009 92,49 382.827 95,75 390.828 91,98 183.818 92,37 8.001 2,09

2. Thu phi lãi 16.167 7,51 17.006 4,25 34.055 8,02 839 5,19 17.049 100,30

II. Chi phí 192.393 100 372.357 100 391.816 100 179.964 93,54 19.459 5,23

1. Chi phí lãi suất 147.711 76,78 324.999 87,28 330.884 84,45 177.288 120 5.885 1,81

2. Chi phí phi lãi 44.682 23,22 47.358 12,72 60.932 15,55 2.676 5,99 13.574 28,66

Triệu đồng Triệu đồng

3.1.6.1. Phân tích khoản mục thu nhập

Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và ngân hàng nói riêng mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của mình.

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận ngân hàng cần tìm biện pháp tăng thu nhập và quản lí chi phí hợp lí. Vì vậy để tìm ra biện pháp tăng thu nhập thì cần phân tích các khoản thu nhập của các năm trước để có thể nhận thấy khoản thu nhập nào có thể phát huy thêm góp phần làm tăng tổng thu nhập chung của ngân hàng.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2004 2005 2006 Tổng thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập phi lãi

Hình 4: Biểu đồ thu nhập

Qua bảng số liệu cho thấy khoản mục thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm, năm sau luôn tăng hơn mức năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập của năm 2005 so với năm 2004 cao hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005.

Cụ thể là năm 2004 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 215.176 triệu đồng sang năm 2005 tăng lên 399.833 triệu đồng tăng 85,82% so với năm 2004. Đến năm 2006 tổng thu nhập đạt 424.883 triệu đồng tăng về số tuyệt đối so với năm 2005 là 25.050 triệu đồng và số tương đối là 6,27%.

Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm đã thể hiện rõ sự

phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, cả về qui mô và chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến là sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng đã góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng qua các năm.

Trong khoản mục thu nhập của ngân hàng thì có 2 khoản mục chính đó là thu từ lãi và thu phi lãi (thu ngoài lãi).

a. Phân tích khoản thu nhập lãi

Đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khỏan mục thu nhập lãi của ngân hàng tăng qua các năm và chiếm tỷ

trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập thường trên 90%.

Năm 2005 thu nhập từ lãi đạt 382.827 triệu đồng tăng 92,37% so với năm 2004 nguyên nhân là do trong năm hoạt động tín dụng của ngân hàng đã hoạt

động khá hiệu quả, ngân hàng còn mở thêm các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ trong đội ngũ cán bộ tín dụng … do đó làm tăng thu nhập lãi cho ngân hàng.

Nhưng sang năm 2006 thu nhập từ lãi đạt 390.828triệu đồng tăng 2,09% so với 2005.Sở dĩ tốc độ tăng thu nhập lãi giảm là do công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ chuyên canh sang luân canh tác tôm – lúa. Mà khách hàng truyền thống của ngân hàng là hộ sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản. Việc chuyển từ chuyên cạnh sang luân canh mới bắt đầu do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng trên lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn do môi trường còn quá mới vì vậy mà ảnh hưởng đến thu nhập lãi của ngân hàng năm 2006.

b. Phân tích khoản thu nhập ngoài lãi .

Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ

ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, thu nợđã xử lý rủi ro …

Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng qua các năm đều tăng đặc biệt là năm 2006 thu nhập ngoài lãi đạt 34.055 triệu đồng tăng 100,3% so với năm 2005. Do hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng mới đưa vào hoạt động năm 2003 nên thị phần hẹp, chưa có nhiều khách hàng do đó thu từ dịch vụ thanh toán của ngân hàng năm 2004, 2005 tương đối thấp. Sang năm 2006 nhờ vào sự cố gắng, nhiệt tình và phong cách phục vụ tận tình, công nghệ thanh toán ngày càng hiện

đại. Vì vậy mà quan hệ thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng mở

rộng góp phần làm tăng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.

Tuy thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng (chưa đến 10%) nhưng nó cũng là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Bởi trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì chất

Triệu đồng

lượng dịch vụ tốt, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, góp phần làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

3.1.6.2. Phân tích khoản mục chi phí.

Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2004 2005 2006 Tổng chi phí Chi phí lãi Chi phí phi

Tổng thu nhập tăng qua các năm nên tổng chi phí cũng tăng.Năm 2004 tổng chi phí là 192.393 triệu đồng sang năm 2005 tổng chi phí tăng lên 372.357 tăng về số tuyệt đối là 177.288 triệu đồng và số tương đối là 93,54% so với năm 2004.

Chi phí tăng cao năm 2005 là do cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải đưa ra mức lãi suất hợp lí, bên cạnh đó để đủ vốn cho hoạt động tín dụng thì ngân hàng NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau phải vay vốn ngân hàng cấp trên với chi phí sử dụng vốn 0,77% nên làm chi phí tăng.

Đồng thời khách hàng truyền thống của ngân hàng là ở khu vực nông thôn

đòi hỏi mạng lưới hoạt động của ngân hàng phải rộng do đó chi phí quản lí, chi phí công vụ …. đều tăng góp phần làm tăng khoản mục chi phí của ngân hàng. Sang năm 2006 tổng chi phí là 391.816 triệu đồng tăng 5,23% so với 2005. Tốc

độ tăng của khoản mục chi phí năm 2006 giảm hơn so với tốc độ tăng năm 2005 nguyên nhân do công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng và nâng cao, công tác quản lí chi phí ngày càng được cải thiện, tranh thủ nguồn vốn huy động tại địa phương, giảm sử dụng vốn trung ương.

Khoản mục chi phí của ngân hàng gồm 2 khoản mục chính đó là chi phí lãi và chi phí phi lãi.

a. Phân tích chi phí lãi suất.

Chi phí lãi suất của NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau bao gồm các khoản chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá…trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng khá lớn. Chi phí lãi suất tăng qua các năm, năm 2004 đạt 147.711 triệu đồng sang năm 2005 là 324.999 triệu đồng tăng 120% so với năm 2004. Do biến động của giá cả thị trường vàng và ngoại tệ, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải đưa ra khung lãi suất huy động hợp lí, trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn lại đưa ra lãi suất huy động khá cao mà NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau do đã kí thoả ước về thực hiện khung lãi suất với một số thành viên trong hiệp hội ngân hàng. Vì vậy làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để có thểđáp ứng cho nhu cầu tín dụng ngày càng tăng thì NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau phải vay vốn ngân hàng cấp trên với chi phí cao hơn do đó làm tăng chi phí lãi của ngân hàng.

Sang năm 2006 tốc độ tăng chi phí lãi suất của ngân hàng giảm. Chi phí lãi suất năm 2006 chỉ tăng 1,81% so với 2005. Sở dĩ có được kết quả như thế là do sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo ngân hàng, trong năm ngân hàng đã

đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng góp phần làm giảm tốc độ tăng của chi phí lãi suất.

b. Phân tích chi phí phi lãi

Chi phí ngoài lãi bao gồm các chi phí về dịch vụ, chi phí nhân viên, chi phí quản lí….

Chi phí ngoài lãi suất tăng hàng năm cụ thể năm 2005 là 47.358 triệu

đồng tăng 5,99% so với 2004 sang năm 2006 tăng lên 60.932 triệu đồng tăng 28,66% so với 2005.

Chi phí ngoài lãi suất hàng năm đều tăng năm sau tăng hơn năm trước do:

- Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ra đời giữa năm 2003 thị phần hoạt động còn hẹp, khách hàng ít. Để mở rộng thị phần hoạt động thanh toán

Triệu đồng

quốc tế ngân hàng cần phải nâng cao công nghệ thanh toán, tạo lập mối quan hệ

với khách hàng. Để thực hiện những công việc đó đòi hỏi ngân hàng cần phải bỏ

ra một khoản chi phí vì vậy mà làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên tạo điều kiện cho công tác phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Trong khoản mục chi phí ngoài lãi suất thì chi phí tiền lương chiếm một tỷ

trọng khá lớn. Tiền lương, tiền thưởng là động lực thúc đẩy năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Khoản mục tiền lương tăng qua các năm do chỉ số giá cả tăng, thêm vào đó là mức lương tối thiểu cũng tăng lên để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người lao động vì vậy mà chi phí tiền lương của ngân hàng tăng góp phần làm tăng chi phí ngoài lãi suất.

- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng có mặt ở khắp các huyện trong Tỉnh vì vậy mà công tác quản lí của ngân hàng khá phức tạp, chi phí quản lí và chi phí công vụ của ngân hàng tăng qua các năm để góp phần làm tăng chất lượng công tác quản lí của ngân hàng nói riêng và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung.

3.1.6.3. Phân tích khoản mục lợi nhuận

Tuy lĩnh vực ngân hàng có nhiều nghiệp vụ kinh doanh, với những đánh giá khác nhau nhưng tựu chung lại thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận.

22,783 27,476 33,067 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2004 2005 2006 Lợi nhuận

Qua biểu đồ cho thấy khoản mục lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm, tốc độ tăng của khoản mục lợi nhuận tương đối ổn định trên 20%

Triệu đồng

Hình 7: Biểu đồ vốn huy động

Trong các năm qua ngân hàng đã tăng hoạt động tín dụng cả về qui mô và chất lượng, tăng các sản phẩm dịch vụ đã làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Thêm vào đó là công tác quản lí chi phí của ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn.

Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tác động làm tăng lợi nhuận của ngân hàng qua các năm

Qua chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

* Tóm lại: Khoản mục lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm điều này cho thấy công tác quản lí của lãnh đạo ngân hàng khá tốt thể hiện qua chỉ tiêu tốc

độ tăng chi phí năm 2006 giảm hơn so với tốc độ tăng của năm 2005. Ngân hàng một mặt quản lí tốt khoản mục chi phí mặt khác là do công tác huy động vốn của ngân hàng đều tăng về số tuyệt đối qua các năm. Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối hàng năm đều tăng, ngân hàng có đủ nguồn tài chính để trích lập các quỹ

tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng trong tương lai.

3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH CÀ MAU QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006.

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ

nền kinh tế, điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ

với các ngành kinh doanh khác. Vì vậy việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

560,171 678,822 819,338 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2004 2005 2006 Vốn huy động

Qua đồ thị cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm.

Năm 2004 ngân hàng huy động được 560.171 triệu đồng sang 2005 là 678.822

triệu đồng tăng 21,18% so với năm 2004. Năm 2006 tăng về số tuyệt đối so với 2005 là 140.156 triệu đồng và về số tương đối là 20,7%

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm khá cao trên 20%, cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng và phát triển.

Hàng năm ngân hàng đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn. Các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỷ niệm…. được tổ chức thường xuyên.

Trong những năm gần đây nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao vì vậy mà đòi hỏi nhu cầu dịch vụ của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao

đó ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình thủ tục… góp phần thúc đẩy công tác huy động vốn của ngân hàng phát triển.Với lợi thế mạng lưới rộng lớn ngân hàng đã tận dụng

đưa các hình thức quảng cáo, tuyên truyền sâu rộng vào đối tượng khách hàng tiềm năng vì vậy mà khách hàng có quan hệ với ngân hàng ngày càng tăng, công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng thuận lợi và phát triển.

Ngoài ra NHNo&PTNT Việt Nam là nhà tài trợ chính của giải bóng đá quốc tế AGRIBANK Cup đã góp phần quảng bá hình ảnh đến toàn thể cộng đồng xã hội và bạn bè, đối tác quốc tế. Góp phần mở rộng quan hệ khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, thị phần phát triển kinh doanh bền vững trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn.

Để phân tích vốn huy động của ngân hàng cần phân tích theo nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể thấy rõ những mặt mạnh, những hạn chế trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

3.2.1.Phân tích nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

Vốn huy động phân theo kỳ hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có

Một phần của tài liệu Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Cà Mau (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)