3.3.1.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong:
Qua phân tích thực trạng ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai ở chương II, thông qua việc phân tích các mặt mạnh, mặt yếu của Tỉnh, ta tiến hành xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong. Ma trận này giúp đánh giá Tỉnh đã khai thác tốt các thế mạnh của mình chưa? Ma trận được xây dựng như sau: (xem trang 55)
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là 2,40 thấp hơn số điểm trung bình là 2,5 cho thấy ngành du lịch Tỉnh chưa khai thác tốt các điểm mạnh của mình để khắc phục những điểm yếu. Trong tương lai ngành du lịch Tỉnh cần tập trung khai thác tốt hơn lợi thế của mình, khắc phục những điểm yếu về chất lượng sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch Tỉnh… chắc chắn tổng số điểm của ma trận sẽ gia tăng đáng kể.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ quan trọng Phân loại (1-4) Số điểm quan trọng S1 S2 S3 S4 S5 S6 W1 W2 W3 W4 W5 W6 W7 W8 W9 W10 W11 Lợi thế về vị trí địa lý
Có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú Có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng
Được sự quan tâm của Tỉnh trong quá trình phát triển Môi trường xã hội tại các điểm du lịch an toàn. Quỹ đất dành cho phát triển du lịch rất lớn.
Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng chưa cao.
Cơ sở hạ tầng và lưu trú còn yếu kém. Ngành du lịch Tỉnh còn non trẻ. Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm.
Tài nguyên du lịch chưa được khai thác hiệu quả. Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển.
Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ quan tâm phát triển theo chiều rộng.
Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch còn hạn chế.
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn yếu. Các chính sách thu hút đầu tư vào du lịch chưa phát huy được hiệu quả.
Vốn đầu tư đầu tư vào du lịch còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. 0,05 0,12 0,08 0,05 0,05 0,04 0,12 0,05 0,04 0,04 0,05 0,04 0,05 0,07 0,06 0,05 0,04 3 4 4 3 3 4 2 1 2 2 2 2 2 1 1 1 2 0,15 0,48 0,32 0,15 0,15 0,16 0,24 0,05 0,08 0,08 0,10 0,08 0,10 0,07 0,06 0,05 0,08 Tổng cộng 1 2,40
3.3.2.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức độ quan trọng Phân loại (1-4) Số điểm quan trọng O1 O2 O3 O4 O5 O6 T1 T2 T3 T4 T5 T6
Chính sách mở cửa, hội nhập của nhà nước.
Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, ổn định.
Ngành du lịch được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển. Khách du lịch quốc tế thích những điểm đến an toàn.
Nằm trong vùng kinh tế năng động nhất nước ta.
Ngành du lịch nước ta đang trong giai đoạn đầu phát triển. Nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai tác động đến cầu du lịch. Cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.
Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu.
Khả năng đa dạng hoá sản phẩm du lịch còn nhiều hạn chế. Môi trường tự nhiên có khả năng bị khai thác cạn kiệt, nguy cơ ô nhiễm cao.
0,1 0,15 0,1 0,06 0,07 0,05 0,1 0,1 0,1 0,06 0,06 0,05 4 4 3 3 3 3 1 2 1 1 1 1 0,4 0,6 0,3 0,18 0,21 0,15 0,1 0,2 0,1 0,06 0,06 0,05 Tổng cộng 1 2,41
Nhận xét: tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là 2,41 thấp hơn số điểm trung bình 2,5 cho thấy các chiến lược của ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai phản ứng chưa tốt với các yếu tố bên ngoài.
3.3.3.Ma trận SWOT:
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau: Chiến lược S-O, chiến lược S-T, chiến lược W-O, và chiến lược W-T. Từ hai ma trận IFE và ma trận EFE ta xây dựng ma trận kết hợp SWOT:
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI (O)
O1: Chính sách mở cửa, hội nhập của nhà nước.
O2: Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng thế giới. O3: Kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, ổn định.
O4: Ngành du lịch được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển. O5: Khách du lịch quốc tế thích những điểm đến an toàn.
O6: Nằm trong vùng kinh tế năng động nhất nước ta.
THÁCH THỨC (T)
T1: Ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển.
T2: Khủng bố,dịch bệnh, thiên tai tác động cầu du lịch. T3: Cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.
T4: Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu.
T5: Khả năng đa dạng hoá sản phẩm du lịch hạn chế. T6: Môi trường tự nhiên có khả năng bị khai thác cạn kiệt, nguy cơ ô nhiễm cao.
ĐIỂM MẠNH (S)
S1: Lợi thế về vị trí địa lý
S2:Có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú
S3:Có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng
S4:Được sự quan tâm của Tỉnh trong quá trình phát triển
S5:Môi trường xã hội tại các điểm du lịch an toàn.
S6:Quỹ đất dành cho phát triển du lịch rất lớn.
Các chiến lược S-O
1.Kết hợp S1, S2, S3, S5 với O1, O2, O3, O5, O6: lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng xâm nhập thị trường thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.
2. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S6 với O1, O2, O4: chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm.
Các chiến lược S-T
1. Kết hợp S1, S2, S3, S5 với T1, T3: lựa chọn chiến lược thu hút khách nội địa. 2. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S6 với T3, T4, T5: lựa chọn chiến lược đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành du lịch của Tỉnh Đồng Nai.
ĐIỂM YẾU (W)
W1:Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng chưa cao. W2: Cơ sở hạ tầng, lưu trú yếu kém. W3:Ngành du lịch Tỉnh còn non trẻ. W4:Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm. W5:Tài nguyên du lịch chưa được khai thác hiệu quả.
W6: Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển.
W7: Ngành du lịch Tỉnh mới chỉ quan tâm phát triển theo chiều rộng. W8: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch còn hạn chế.
W9: Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn yếu.
W10: Các chính sách thu hút đầu tư du lịch chưa phát huy được hiệu quả. W11: Vốn đầu tư đầu tư vào du lịch còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.
Các chiến lược W-O
1. Kết hợp W1, W2, W3, W5, W7, W9 với O1, O2, O4, O6: lựa chọn chiến lược liên doanh, liên kết.
2. Kết hợp W6, W8 với O1, O4: thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các chiến lược W-T
1.Kết hợp W4, W6 với T4, T6: lựa chọn chiến lược nâng cao chất lượng quản lý, kiện toàn cơ cấu tổ chức nhà nước.
2.Kết hợp W1, W4, W5 với T3, T4, T5, T6: lựa chọn chiến lược đa dạng hóa, phong phú tài nguyên nhân văn, phát triển du lịch bền vững.
3.4. Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai
Việc lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp cho Tỉnh Đồng Nai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Tỉnh, tài nguyên, nhân lực, trình độ phát triển của ngành, mục tiêu, định hướng phát triển trong qui hoạch phát triển của Tỉnh.. Qua phân tích ma trận kết hợp SWOT, các chiến lược sau là phù hợp cho sự phát triển của ngành du lịch Tỉnh:
3.4.1.Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách trong và ngoài nước: ngoài nước:
Ngành du lịch của Tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Được thiên nhiên ưu đãi một địa thế đa dạng với rừng – núi – sông – hồ – thác Tỉnh có ưu thế phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là du lịch sinh thái rừng với rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên nổi tiếng về hệ động thực vật quý hiếm. Nếu cần dưỡng sức, nghỉ ngơi du khách có thể đến khu thác Mai – bàu nước nóng để ngâm mình dưới dòng nước khoáng ấm áp. Danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử của Tỉnh đa dạng phong phú không thua kém gì các địa phương khác. Khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình năm từ 25 đến 26oC, số giờ nắng trung bình từ 2035 đến 2373 giờ/ năm, nắng ấm, dễ chịu, và quanh năm hầu như không có thời tiết bất thường, thiên tai.
Theo thống kê trong những năm gần đây thì lượng khách quốc tế đến Đồng Nai chỉ chiếm bình quân khoảng 3% trong tổng lượng khách đến Đồng Nai, chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, khách tham dự hội nghị, nghiên cứu sinh học tại vườn quốc gia Cát Tiên. Điều này cho thấy ngành du lịch Tỉnh vẫn chưa thu hút được khách quốc tế. Trong giai đoạn tới, cùng với định hướng tập trung phát triển mạnh hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh, Đồng Nai hi vọng đón 38 ngàn lượt khách quốc tế vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 14-
15% / năm. Muốn đạt được mục tiêu đó thì ngành du lịch Tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch, quảng bá ngành du lịch Tỉnh rộng rãi cả nước và ra thế giới, thực hiện các chiến lược marketing để thâm nhập thị trường nhất là các thị trường: Châu Aâu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Asean và Úc … là những thị trường khách du lịch hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với Việt Nam.
Trong những năm gần đây Tỉnh bắt đầu thu hút lượng khách du lịch nội địa, thể hiện ở tốc độ tăng lượng khách nội địa năm 2002 chỉ là 16% nhưng đến năm 2006 đã đạt hơn 56%. Tuy nhiên lượng khách nội địa đến với Tỉnh Đồng Nai không ổn định và mang tính thời vụ cao, chủ yếu tập trung vào cuối tuần, các ngày nghỉ , lễ… Mùa cao điểm du lịch của Đồng Nai nhằm vào các tháng 12,1,2 và 5,6,7 hàng năm. Đây cũng là mùa cao điểm của du lịch nội địa. Khách hàng chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là khu vực kinh tế năng động và có mức thu nhập bình quân/người cao, do đó nhu cầu du lịch của người dân khu vực này là rất lớn. Nhắm vào thị trường nội địa, đặc biệt là khách từ thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ là lựa chọn đúng đắn vì ngành du lịch Tỉnh chưa có lợi thế trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, cơ sở lưu trú chưa phát triển, thiếu các trung tâm vui chơi, giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách là điểm yếu lớn nhất của ngành du lịch Tỉnh.
3.4.2.Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm
Như chúng ta đã biết, chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ quyết định đến tính sống còn của ngành này. Những năm vừa qua ngành du lịch Tỉnh chủ yếu khai thác tài nguyên tự nhiên sẵn có, ngành du lịch nơi đây chỉ mới phát triển theo chiều rộng chứ chưa quan tâm đến chiều sâu. Tỉnh chỉ mới quan tâm phát
triển thêm nhiều điểm du lịch mới chứ chưa quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm tại những nơi sẵn có. Sản phẩm du lịch tại những nơi này vẫn còn nhỏ lẻ, làm cho khách du lịch phải di chuyển nhiều vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí. Với điều kiện tự nhiên đặc thù, ngành du lịch Tỉnh cần thiết phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh cho mình. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là tạo thêm nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mà còn phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình đang khai thác. Các loại hình du lịch mà ngành du lịch Tỉnh khai thác trong những năm vừa qua như du lịch sinh thái rừng – sông – hồ - đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan các di tích lịch sử, cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Ngày nay khách hàng đòi hỏi rất khắt khe sản phẩm mà họ muốn mua, họ không đơn thuần là muốn đi du lịch ngắm cảnh sông nước, núi rừng mà còn muốn chơi các trò chơi, các loại hình thể thao dưới nước, các loại hình du lịch mạo hiểm… Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh, khách du lịch mong muốn hướng về thiên nhiên, thưởng thức khí hậu trong lành, khám phá động thực vật xung quanh. Chúng ta phải thiết kế sản phẩm du lịch giống với thiên nhiên, phù hợp với môi trường xung quanh. Ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai cũng cần đẩy mạnh thêm các loại hình du lịch khác như: du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch thương mại – hội nghị, hội thảo (MICE). Các loại hình du lịch này rất phù hợp với tình hình thực tế phát triển, rất có triển vọng trong tương lai, khách du lịch theo diện này sẽ chi tiêu nhiều hơn (gấp 6 lần khách thường), thời gian lưu trú lâu hơn.
Ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai cần phải xây dựng những trung tâm giải trí hiện đại, trung tâm mua sắm lớn, chuyên mua bán các sản phẩm truyền thống của Việt Nam cũng như các hàng hóa khác. Kết hợp nhiều loại hình du lịch với nhau như du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu, du lịch leo núi, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch thương mại – hội nghị…. tạo thành những tour du lịch hoàn chỉnh cho khách hàng chọn lựa, và đó cũng là cơ sở để ngành du lịch đa dạng hóa sản phẩm của mình.
Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên, chúng ta cũng cần phải chú trọng phát triển sản phẩm gắn với tài nguyên nhân văn. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, khá nổi tiếng, ngành du lịch nơi đây dễ dàng cung cấp loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, lễ hội, làng nghề truyền thống. Vấn đề khó khăn nhất để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững. Sản phẩm du lịch nếu được đa dạng hóa, phong phú sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn, thời gian lưu trú của khách du lịch sẽ dài hơn và điều quan trọng hơn sẽ làm cho ngành du lịch của Tỉnh tăng sức cạnh tranh.
3.4.3.Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch:
Qua phần phân tích thực trạng của ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai và nhận định những điểm yếu, thì thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết là cần thiết để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của ngành này. Trong khi đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn hẹp thì việc kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như từ nước ngoài để đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Các lĩnh vực mà Tỉnh cần chú ý khuyến khích đầu tư là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn.
Chiến lược liên doanh, liên kết được thực hiện giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Tỉnh với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các địa phương khác hoặc giữa các nhà đầu tư với Tỉnh thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… Chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn sẽ khuyến khích được nhiều nhà đầu tư đến với ngành du lịch của Tỉnh. Khả năng thu hút đầu tư
vào ngành du lịch tại Tỉnh Đồng Nai hiện nay chưa cao, Tỉnh cần phải chú trọng