Ngành du lịch Tỉnh có phát triển được hay không là phụ thuộc vào năng lực và tiềm năng của ngành này là chính. Song các yếu tố cũng tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh của ngành mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Vì thế cần xem xét đúng mức các yếu tố này để công tác hoạch định chiến lược được phù hợp với tình hình thực tiễn hơn.
Môi trường quốc tế: xu hướng toàn cầu hoá đang từng bước làm cho nền kinh tế thế giới hợp thành một mối. Điều này đặt ra cho mỗi nước phải tích cực nỗ lực tìm chỗ đứng cho mình trong ngôi nhà chung này. Cũng nhờ sự giao thương kinh tế với các nước có những chuyển biến mạnh mẽ trong những năm qua mà nền kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng cao, liên tục. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, với những
thoả thuận về ưu đãi thuế quan giữa các nước thành viên càng góp phần thúc đẩy việc lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các nước với nhau. Chính điều này tạo điều kiện gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho các nước đồng thời cũng gia tăng áp lực cạnh tranh cung cấp các sản phẩm dịch vụ giữa các nước. Với đặc tính riêng của mình ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Các cuộc xung đột chiến tranh ở Trung Đông, mâu thuẫn tôn giáo, bạo động, thiên tai, sóng thần, động đất… tác động rất lớn đến ngành du lịch thế giới và phần nào cũng tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam.
Môi trường an ninh, chính trị: so với sự bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới thì môi trường an ninh – chính trị của Việt Nam lại rất ổn định, an toàn. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất trên thế giới. Với lợi thế tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với môi trường chính trị ổn định Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
Môi trường pháp luật: mặc dù đã có nhiều cải thiện trong chính sách của nhà nước như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, ban hành các văn bản pháp luật, miễn thị thực cho một số công dân một số nước trong khu vực … nhưng luật du lịch vẫn chưa được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho ngành này hoạt động, các thủ tục hành chính vẫn còn khá rườm rà phức tạp, các quy định nhà nước vẫn còn chồng chéo nhau và hay thay đổi… Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch và cũng làm mất nhiều cơ hội đầu tư vào ngành này.
Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam: nền kinh tế đất nước tăng trưởng cao, liên tục trong những năm qua đang từng bước thay đổi diện mạo đất nước. Việc làm được tạo ra ngày một nhiều, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng qua các năm, các chỉ số về con người, xã hội thay đổi tích cực… đang thể hiện
chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Với chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, trong tương lai nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Khi thu nhập tăng cao thì nhu cầu về giải trí sẽ gia tăng, đòi hỏi ngành du lịch phải phát triển hơn nữa về cả chất lẫn về lượng. Ngày nay du lịch không chỉ đơn thuần là đi nghỉ dưỡng mà còn nhu cầu thưởng thức và học hỏi của khách hàng tại nơi họ đến du lịch. Nhận thấy nhu cầu này nên những năm gần đây ngành du lịch đã và đang tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, phong phú và đặc sắc hơn. Đầu tư và mời gọi đầu tư phát triển ngành này thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn là chủ trương của Nhà nước ta.
Môi trường cạnh tranh: so với thế giới và một số nước trong khu vực thì ngành du lịch nước ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Ngành du lịch mới chỉ khai thác chiều rộng, chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề chưa hợp lý như chi phí vận chuyển quá đắt, chi phí điện thoại, cước internet cao hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực, chưa quảng bá được hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới, thủ tục nhập cảnh còn rườm rà, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chính sách quản lý vĩ mô chưa nhất quán… đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với thế giới.
Quản lý nhà nước về du lịch: bên cạnh ngành công nghiệp, Tỉnh Đồng Nai cũng rất quan tâm đến ngành du lịch. Trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch Tỉnh Đồng Nai được duyệt, sở Thương Mại Du lịch đã và đang nỗ lực phối hợp với Sở Tài Nguyên Môi Trường, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp để quảng bá thu hút đầu tư vào ngành du lịch Tỉnh.
Để tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch, Tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoản đầu tư từ ngân sách cho cơ sở hạ tầng tăng đều qua các năm. Sở Thương mại Du lịch cũng luôn tiến hành kiện toàn tổ chức, bộ máy hoạt động, thực hiện các công tác cải cách hành chính, thành lập các ban quản lý dự án du lịch, triển khai các văn bản pháp quy của Chính phủ và hướng dẫn của Tổng Cục Du lịch, luôn tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trong những năm sắp tới.
Uûy Ban Nhân Dân Tỉnh cũng ban hành các quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, phối hợp với các ban ngành để ổn định môi trường xã hội tại các tuyến điểm du lịch, tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực sông nước có tổ chức các hoạt động tắm suối, tắm thác, đảm bảo môi trường du lịch trong sạch, an toàn.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Chính sách ưu đãi đầu tư trong ngành này không còn phù hợp do có nhiều thay đổi trong chính sách pháp luật của Nhà nước như Luật Đất Đai, Luật Xây Dựng, Luật Bảo Vệ và Phát Triển Rừng. Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa tích cực, đồng bộ dẫn đến khó khăn khi triển khai thực hiện dự án mới. Công tác quản lý kiểm tra giám sát chưa sâu và không liên tục dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, ô nhiễm môi trường ngày một cao, khai thác tài nguyên du lịch bừa bãi…
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai:
Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, có thể khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chính của ngành du lịch Tỉnh như sau:
2.3.1.Những điểm mạnh:
− Đồng Nai nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, là khu vực có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong cả nước. Đồng thời Tỉnh Đồng Nai cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, rất thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch nội địa từ các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, khu vực này là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất. Mặt khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, nhu cầu du lịch của người dân là rất cao.
− Đồng Nai có nguồn tài nguyên tự nhiên về du lịch phong phú và đa dạng. Với địa thế đa dạng bao gồm nhiều loại hình núi, đồi, sông suối, thác, rừng nguyên sinh như rừng quốc gia Nam Cát Tiên, khách du lịch đến Đồng Nai có thể tham gia nhiều loại hình du lịch như leo núi, vượt rừng, tắm thác, hoặc nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh tại khu bàu nước nóng ở Thác Mai, khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường… với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hữu tình, khí hậu ấm áp, ôn hoà quanh năm, ít có thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi phát triển các loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái. Tài nguyên nhân văn của Tỉnh cũng rất phong phú, đặc sắc mang đậm tính truyền thống dân tộc từ di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo, các lễ hội văn hoá, làng nghề thủ công truyền thống, ẩm thực đến các di tích lịch sử kháng chiến… thuận lợi phát triển các tour du lịch nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, học hỏi nghề truyền thống… Với lợi thế to lớn đó ngành du lịch Tỉnh dễ dàng đa dạng hoá sản phẩm du lịch của mình.
− Bên cạnh ngành công nghiệp, ngành du lịch là ngành được sự quan tâm đặc biệt của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, quyết tâm đưa ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm sắp tới. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành này như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đề
ra qui hoạch chi tiết phát triển du lịch, ưu đãi các nhà đầu tư, từng bước kiện toàn quản lý nhà nước, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng…
− Môi trường xã hội tại các khu du lịch được cải thiện mạnh mẽ, bảo đảm an toàn uy tín chung của ngành du lịch Tỉnh.
− Qui hoạch tổng thể và chi tiết đã được duyệt là cơ sở để thu hút đầu tư vào các khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh.
2.3.2.Những điểm yếu của du lịch Tỉnh Đồng Nai:
− Sản phẩm du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh, chất lượng thấp, chưa mang tính đặc thù cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí đang ngày càng tăng của tầng lớp nhân dân lao động, chưa đủ sức hấp dẫn du khách đi tour thực sự.
− Môi trường tự nhiên đang bị tác động bởi tốc độ đô thị hoá và các hoạt động công nghiệp, nhiều khu vực đã bắt đầu ô nhiễm.
− Tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng mức.
− Hiện trạng tự phát trong kinh doanh còn phổ biến, quản lý nhà nước không theo kịp yêu cầu phát triển của ngành du lịch.
− Ngành du lịch Tỉnh chỉ mới phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu, mở rộng khai thác du lịch tại nhiều điểm du lịch nhưng lại chưa tập trung đầu tư đúng mức cho từng điểm.
− Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch còn hạn chế.
− Tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của việc tuyên truyền. Các doanh nghiệp du lịch phải tự quảng bá cho du lịch của Tỉnh vì Tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ quảng bá.
− Việc mời gọi đầu tư vào các dự án ưu tiên phát triển du lịch của Tỉnh chưa phát huy hiệu quả, bên cạnh đó là việc sử dụng dàn trải vốn đầu tư dẫn đến hiệu quả không cao.
− Ngành du lịch Tỉnh còn non trẻ, khả năng cạnh tranh thấp. Cơ sở hạ tầng và lưu trú chỉ mới ở bước đầu phát triển, các tuyến điểm du lịch chưa được đầu tư đúng mức để hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
2.3.3.Những cơ hội để phát triển ngành du lịch:
− Chính sách mở cửa hội nhập đã giúp ngành du lịch nước ta phát triển mạnh mẽ. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương , việc ký kết hiệp định du lịch ASEAN sẽ giúp ngành du lịch nước ta thu hút thêm nhiều khách du lịch quốc tế.
− Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp trong đó có nhiều di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha… Bên cạnh đó, Việt Nam còn nổi tiếng với nền văn hoá đa dạng, đặc sắc và một lịch sử phát triển lâu đời. Đây là đất nước có thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vỹ, kỳ bí, con người thân thiện, chính trị ổn định, được thế giới công nhận là một trong những điểm đến an toàn nhất.
− Thế giới đang quan tâm đến Việt Nam như một nền kinh tế đang phát triển nhanh, ổn định. Kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến việc đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng tăng lên, khả năng thu hút khách du lịch quốc tế cũng được cải thiện qua các năm.
− Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến ngành du lịch, đã tích cực xúc tiến nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Ngân sách đầu tư cho du lịch cũng gia tăng trong những năm gần đây. Việc miễn thị thực nhập cảnh cho một số quốc gia trong khu vực giúp cho thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơn, đây là một trong những yếu tố góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến từ các nước này.
− Tình hình thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động, bất ổn, khách du lịch chuyển hướng sang các quốc gia có tình hình chính trị ổn định
hơn. Với tình hình chính trị ổn định, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút lượng khách du lịch quốc tế.
− Nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam, gần thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai rất thuận lợi trong thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt là khả năng thu hút lượng khách nội địa từ khu vực này.
2.3.4.Những thách thức:
− Ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai nói riêng đang trong giai đoạn đầu phát triển. Kinh nghiệm và khả năng quản lý còn yếu, khả năng cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển thấp, du lịch nước ta mới chỉ dựa vào khai thác tài nguyên tự nhiên là chính.
− Tình hình thế giới biến động xấu trong những năm gần đây như khủng bố, thiên tai, lũ lụt… đã làm cho lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngành du lịch cả thế giới và cả Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
− Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực đều có chiến lược phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua việc quảng bá mạnh mẽ cho du lịch, đầu tư xây dựng các trung tâm du lịch lớn, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết các ngành nhằm giảm giá tour du lịch … đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của họ so với chúng ta.
− Khả năng phối hợp, liên kết các ngành của Việt Nam còn yếu, chưa vì mục tiêu chung của Đất nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch nước ta.
− Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng như của Tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế.
− Môi trường tự nhiên của Việt Nam nói chung và của Đồng Nai nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh cộng với sự quản lý yếu kém và việc thiếu ý thức của người dân.
Muốn phát triển du lịch bền vững phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hợp tác của người dân nhằm tôn tạo, bảo tồn tài nguyên phục vụ du lịch.
Kết luận:
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai gần các trung tâm dịch vụ, du lịch lớn của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận. Vị trí này mang lại cho Đồng Nai lợi thế rất lớn vì gần Tp.HCM –trung tâm dịch vụ và là một trong những cửa ngõ đón khách quốc tế của cả nước, khách từ Tp.HCM tham quan Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng đều phải đi ngang qua địa phận Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai