Xây dựng mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu DU LỊCH QUỐC TẾVÀ VẤN ĐỀ THỊTHỰC XUẤT NHẬP CẢNH VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 - 64)

5. Điểm mới của đề tài

2.3.2.1Xây dựng mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết của Parasuraman & ctg (1994) và các lý thuyết về chất lượng dịch vụ, chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu mức độ thỏa mãn về nhân tố thị thực đối với du khách quốc tếđến Việt Nam và thủ tục xuất nhập cảnh tại điểm đến được khảo sát theo 5 thước đo của chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu được thực hiện tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Đây là Sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam, hàng năm với hơn 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu này là nghiên cứu đại diện cho tổng thể.

Nghiên cứu này là cơ sở tham khảo để đưa ra những giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện hơn nữa cơ chế thị thực du lịch Việt Nam và thủ tục xuất nhập cảnh đối với du khách quốc tế. Mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế làm thủ tục

xuất nhập cảnh tại Sân bay quốc tế được kiểm nghiệm theo mô hình 5 nhóm nhân tố, Sơđồ 1.1 dưới đây.

Sơđồ 1.1. Mô hình nghiên cứu

- Nhóm nhân tố thứ 1: Thỏa mãn của khách du lịch quốc tế về mức độ đảm bảo an ninh, an toàn sẽđược đo lường bằng 02 biến quan sát Q1 và Q2.

- Nhóm nhân tố thứ 2: Thỏa mãn về nhân tố thị thực du lịch đối với du khách quốc tế sẽđược đo lường bằng 04 biến quan sát Q4, Q5, Q6 và Q7.

- Nhóm nhân tố thứ 3: Thỏa mãn về thời gian, thủ tục xuất nhập cảnh, giao tiếp tiếng Anh của nhân viên xuất nhập cảnh sẽ được đo lường bằng 04 biến quan sát Q3, Q8, Q9 và Q10.

- Nhóm nhân tố thứ 4: Thỏa mãn về tính thân thiện, cởi mở, giúp đỡ khách du lịch quốc tế sẽđược đo lường bằng 03 biến quan sát Q11, Q12 và Q13.

- Nhóm nhân tố thứ 5: Thỏa mãn về biển báo, phương tiện làm thủ tục xuất nhập cảnh, tính chuyên nghiệp của nhân viên xuất nhập cảnh sẽđược đo lường bằng 03 biến quan sát Q14, Q15 và Q16.

Một phần của tài liệu DU LỊCH QUỐC TẾVÀ VẤN ĐỀ THỊTHỰC XUẤT NHẬP CẢNH VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 - 64)