Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch VN trong 50 năm gần

Một phần của tài liệu DU LỊCH QUỐC TẾVÀ VẤN ĐỀ THỊTHỰC XUẤT NHẬP CẢNH VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 39)

5. Điểm mới của đề tài

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch VN trong 50 năm gần

Ngày 09/07/1960 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP thành lập công ty du lịch Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Ngành Du Lịch Việt Nam, du lịch Việt Nam đã phát triển qua các thời kỳ sau đây:

Nước, khách du lịch vào nước ta chủ yếu là du khách trong các nước XHCN, theo các Nghịđịnh thư.

- Từ năm 1975 đến 1990: Ngành du lịch hoạt động trong điều kiện đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, đồng thời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

- Từ 1990 đến nay - Thời kỳđổi mới và hội nhập: Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại trực thuộc Chính Phủ. Ngày 31 tháng 07 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục, Thể thao và Tổng cục Du lịch. Trong những năm gần đây, khách du lịch quốc tếđến luôn tăng trưởng cao trung bình mỗi năm hai con số. Từ 250.000 lượt khách quốc tế (1990), đến nay (2007) là 4,229 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa từ 1 triệu khách vào năm 1990, đạt 19,2 triệu khách năm 2007. Du lịch Việt Nam đạt mức tăng trưởng tốt nhất trong khu vực.

Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Theo tạp chí Thời báo Kinh tế VN năm 2007-2008, tính đến hết năm 2007: Cả nước đã có gần 9.000 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 180.057 buồng phòng, một nửa trong số này đạt tiêu chuẩn 5 sao, 256 khách sạn từ 3-5 sao, 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa... Đến nay, du lịch đã tạo ra gần 1 triệu việc làm, 300.000 lao động trực tiếp trong các đơn vị kinh doanh du lịch.

Trong bối cảnh đất nước ổn định, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế, ngành du lịch Việt Nam đang từng bước phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nước.

Một phần của tài liệu DU LỊCH QUỐC TẾVÀ VẤN ĐỀ THỊTHỰC XUẤT NHẬP CẢNH VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)