'''chơi cùng sân'' với các doanh nghiệp quốc tế. Nhà nước phải cắt giảm những chính sách bảo hộ đối với sản xuất trong nước (giảm thuế và mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu...) và từ bỏ chính sách bao cấp. Trong khi các doanh nghiệp quốc tế có tiềm lực kinh tế mạnh có công nghệ hiện đại, có nhiều kinh nghiệm quản lý thì các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô vốn ít, trình độ sản xuất và quản lý kém, lại chưa nhận thức đúng mức độ tác động của quá trình này đến với doanh nghiệp mình. Vì vậy phải lựa chọn hướng đi nào cho phù hợp, vừa để phát huy những thuận lợi và hạn chế được những khó khăn để phát triển doanh nghiệp. Định hướng chung của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới:
o Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, bao gồm xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
o Phát triển thị trường lao động và có chính sách thích hợp đối với thị trường bất động sản. Cần phải mở rộng quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng
lao động, nghiên cứu xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
o Phát triển thị trường tài chính và có chính sách hỗ trợ thích hợp của Nhà nước cho doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập.
o Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh và khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu. Cần làm tốt hơn nữa việc hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp xuất khẩu, không phân biệt mặt hàng xuất khẩu; mở rộng hơn nữa các nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu.
o Nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội, Câu lạc bộ Giám đốc và tổ chức hỗ trợ chuyên môn đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
o Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng nghề nghiệp cho doanh nhân và người lao động, trong đó có cả nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần giảm số lượng các doanh nghiệp (công ty nhà nước) hiện có và tăng quy mô. Tiếp Tiến hành thí điểm hình thành các Tập đoàn Kinh tế, bên cạnh 8 Tập đoàn Kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, tục thực hiện việc xắp xếp đổi mới, thực hiện cổ phần hóa các công ty nhà nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong các công ty, chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm thị trường, bạn hàng, linh hoạt hơn trong kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân: tăng số doanh nghiệp mới thành lập, củng cố và phát triển các doanh nghiệp có chuyên môn hóa cao, tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả và bền vững. Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới công nghệ tiên tiến, sản xuất gắn với môi trường, tăng cường các hoạt động liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo quản lý. Mở rộng thị trường, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu.
Mặt khác Chính phủ tiếp tục nâng cao năng lực của các trung tâm hỗ trợ tại địa phương như trung tâm khuyến công, trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư, các hiệp hội, các trường dạy nghề, các viện nghiên cứu v.v... và định hướng hoạt động của các tổ chức này hướng tới doanh nghiệp. Trước sự mở cửa của thị