Nền kinh tế nước ta trong năm qua tăng trưởng nhanh thứ hai Châu Á, bước lên vũ đài toàn cầu. Các nhà đầu tư hoan nghênh Việt Nam như một con hổ năng động nhất Đông Nam Á . Tính chung đến cuối năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước tăng 17% so với năm 2006. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9%; đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18%. Nếu xét cả quy mô và tốc độ kim ngạch xuất khẩu thì khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả cao. Trong đó khu vực doanh nghiệp FDI, năm 2007 đạt kim ngạch xuất khẩu 27,75 tỷ USD (kể cả dầu thô) chiếm tỷ trọng 57,5% tổng kim ngạch cả nước và tăng 20,5% so với năm 2006.Trong khi đó doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 20,25 tỷ USD chiếm 42,2% tổng kim ngạch cả nước và tăng 20,6% năm 2006.
Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ 70% tài sản quốc gia và hàng năm đóng góp 40% tổng thu ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư của khu kinh tế nhà nước luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng đầu tư xã hội, chiếm khoảng 46%, quy mô lao động bình quân một doanh nghiệp nhà nước cao 499,5 người. Nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP không cân xứng chỉ ở mức 37% - 39%, theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước: lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp nhà nước là rất thấp từ 0,18% đến 0,8% trong đó các tập đoàn có vẻ rất mạnh như công nghiệp đóng tàu là 0,42%, dệt may là 0,8%. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được vay tới 80% lượng vốn từ ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng và cũng là khu vực có nợ nước ngoài lớn nhất chiếm tới 70% lượng vay. Một số doanh nghiệp được chính phủ vay hộ tiền để kinh doanh đầu tư hay đầu tư hay được nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay của mình. Các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực độc quyền, hay có nhiều lợi thế về mặt bằng, về nền tảng từ trước như: cảng biển, điện lực, nước sạch, bưu chính viễn thông, dịch vụ đóng tàu, khai thác và chế biến than, xi măng, sắt thép, rượu bia và nước giải khát, đầu tư xây dựng nhà ở, dầu khí, dịch vụ vận tải, đường sắt
và hàng không...thì làm ăn có hiệu quả. Hiện nay tổng số nợ vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh khoảng 80.000 - 95.000 tỷ đồng. Một số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, công trình giao thông, xây dựng, chế biến nông sản, may mặc, cung ứng vật tư hàng hóa ,in ấn và bao bì, mía đường...thuộc địa phương là những công ty thuộc sự quản lý của tỉnh thành phố. Số nợ xấu của khối doanh nghiệp này ước tính cũng lên tới 2.500 - 3.000 tỷ đồng. Các tổng công ty xây dựng, công ty vận tải là nhóm doanh nghiệp có số nợ quá hạn cao nhất, kéo dài nhất. Số nợ ước tính hiện nay lên tới 12.300 tỷ chủ yếu là nợ xấu. Theo đánh giá của Bộ Tài chính hiện nay chỉ có 44,4% doanh nghiệp nhà nước được phân loại theo nhóm A (tức là có lãi), 39,5% thuộc nhóm B và số còn lại thuộc nhóm. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm khoảng 19,5% tổng số các doanh nghiệp nhà nước. Có nhiều nguyên nhân tạo ra lỗ và nợ lớn như: nguyên nhân do máy móc thiết bị hiện có còn hạn chế; hoặc là cũ kỹ về thời gian sử dụng, chờ thanh lý nhưng không tận; hoặc là lạc hậu về trình độ thiết bị kỹ thuật công nghệ lên đến 10 năm - 30 năm; hoặc được đầu tư hiện đại nhưng không huy động được hết công suất (nhiều doanh nghiệp chỉ đạt 50% - 60%); hoặc do ham đầu tư lớn dẫn đến chi phí khấu hao quá cao, chi phí lãi vay lớn; nguyên nhân do sử dụng nguyên vật liệu vượt định mức, lãng phí trong đầu tư sản xuất, sản phẩm hư hỏng; hoặc do vốn chủ sở hữu ít, tỷ lệ vốn vay lớn trong khi mặt bằng lãi suất ở Việt Nam là khá cao thường có mức là 2 chữ số, cao hơn tỷ lệ lợi nhuận sản xuất kinh doanh bình quân chung. Hiện nay tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đã bước sang giai đoạn quan trọng, đó là cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn. Theo báo cáo vẫn còn khoảng 2.200 doanh nghiệp nhà nước loại lớn tổng vốn là 31 tỷ USD, tương đương 31% GDP. Năm 2007 dự tính thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn với tổng giá trị 10 tỷ USD. Thủ tướng chính phủ đã tiến hành phê duyệt 69 dự án phải sắp xếp đối với doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy tiến trình cổ phần hóa sẽ tiến hành trên nguyên tắc thị trường gắn liền với niêm yết thị
trường chứng khoán. Cổ phần hóa đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Có stới 2\3 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần hóa. Các công ty này hoạt động minh bạch hơn, quản trị doanh nghiệp cũng tốt hơn và giá trị doanh nghiệp tương đương với giá trị thị trường. Kết quả một cuộc điều tra trên 850 doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy bình quân vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận sau thuế tăng 139,7% đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 24,9% thu nhập chung của doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng có 49%, trong khi đó, con số này của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 137% đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 24,9% thu nhập trung bình tăng 12% và mức cổ tức trung bình chia cho các cổ đông cũng tăng 17,11%.
Đối với doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã vườn lên, có khả năng cạnh tranh và giữ được thị phần tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh có lãi không chỉ ở thị trường nội địa mà còn có khả năng xâm nhập vào thị trường quốc tế, ngay cả những thị trường khó tính như: Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc...theo số liệu thông kê, chỉ tính riêng năm 2006 đã có 19 nhóm sản phẩm, dịch vụ được xếp vào nhóm mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao của các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có thị trường xuất khẩu đa dạng, các doanh nghiệp tư nhân có khả năng năng động cao khi xâm nhập vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân hiện nay gặp nhiều hạn chế do giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm và mẫu mã kém, thiếu nguồn nhân lực. Lao động vừa thừa thiếu không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện tại. Về lao động kỹ thuật: lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế và chuyển biến chậm 84,48% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Tính hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng ngành và giữa các ngành kém.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong quá trình toàn cầu hóa,thị trường trong nước trở thành một bộ phận quan trọng của thị trường thế giới. Các doanh nghiệp nước ta nói chung buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp thay vì chỉ chú trọng tới thị trường nội địa như trước kia thì phải tìm cách mở rộng thị trường quốc tế thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia.Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chỉ xét trong quý I năm 2008, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp vốn đầu tư thực hiện trên 1,68 tỷ USD, tăng 24% so với vốn thực hiện của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong qúy I năm 2008 ước tính đạt 7.600 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 5.398 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 6100 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách 355 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.Trong tháng 3 năm 2008, khối doanh nghiệp đâù tư nước ngoài đã thu hút thêm được 12.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm này lên 1.172 nghìn lao động, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể: Về tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng GDP của cả nước tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường ở mức 15% - 20% \ năm trong qua, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Về thu hút lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho cả
nước. Thông qua đó, góp phần đáng kể trong việc đào tạo tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp cho lao động Việt Nam. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài đã được chuyển giao và thực hiện sản xuất trong nước. Trong đó thể hiện rõ nhất là các thiết bị trong ngành Bưu chính viễn thông, công nghiệp lắp ráp và chế tạo ôtô, xe máy, kỹ thuật điện tử, tin học...Cùng với việc chuyển giao kỹ thuật là việc từng bước chuyển giao quy trình quản lý tiên tiến, tay nghề và trình độ quản lý của nhân lực Việt Nam vì thế được nâng lên đáng kể. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm và mũi nhọn của nền kinh tế. Sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy cao cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế. Trước đây hầu hết các lĩnh vực do kinh tế nhà nước đảm nhận. Hiện nay trừ một số ngành nghề mà nhà nước độc quyền còn lại hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tham gia. Trong đó nhiều lĩnh vực, ngành nghề đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn như: Lương thực, thực phẩm, chế biến, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin...Chính sự phát triển phong phú đa dạng đó đã tác động mạnh tới các doanh nghiệp nhà nước, buộc các khu vực kinh tế nhà nước phải cải tổ, sắp xếp lại, đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, dịch vụ để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế khác, làm cho nền kinh tế trở nên năng động, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý của nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường.