Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân - Yên Hưng - Quảng Ninh (Trang 61 - 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của Công ty

Lợi nhuận thực hiện được sau quá trình SXKD là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào chất lượng hoạt động SXKD mà còn chịu tác động của quy mô sản xuất cho nên khi đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp ta cần kết hợp cả số tương đối và số tuyệt đối. Số tuyệt đối thể hiện cụ thể quy mô của lợi nhuận. Số tương đối chính là tỷ suất lợi nhuận, phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu có liên quan (doanh thu, giá thành, vốn kinh doanh...).

Bảng 11 cho thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhìn chung có mức giao động mạnh. Cụ thể:

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.

Qua bảng 11 thấy: cứ 100 đồng doanh thu thì năm 2003 thu được 0,14 đồng lợi nhuận; năm 2004 thu được 0,24 đồng; đến năm 2005 chỉ còn 0,07 đồng lợi nhuận. Mặc dù chi phí lãi vay vốn năm 2004 và 2005 giảm song bình quân tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trong 3 năm chỉ đạt 70,71% giảm 29,29%/năm. Rõ ràng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm là do khả năng sinh lợi của hoạt động SXKD giảm. Đây là mức giảm khá lớn mà đơn vị phải tìm ra nguyên nhân.

- Hiệu qủa sử dụng chi phí

Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty trong 3 năm chỉ đạt bình quân 70,71%, giảm 29,29%/năm. Điều đó có thể dễ dàng nhận thấy: tốc độ tăng của tổng chi phí tăng bình quân 38,10% > tốc độ tăng của tổng doanh thu (chỉ tăng bình quân 38,05%). Cứ 100 đồng chi phí thu được 0,14 đồng lợi nhuận (năm 2003); thu 0,25 (năm 2004); chỉ thu được 0,07 đồng vào năm 2005.

Hiệu quả sử dụng vốn tăng giảm không đều và có mức dao động mạnh. Cụ thể, cứ 100 đồng vốn sản xuất năm 2003 thu được 0,33 đồng lợi nhuận; năm 2004 thu được 2,04 đồng lợi nhuận; năm 2005 thu được 0,39 đồng lợi nhuận.

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cũng có sự biến động rõ rệt. Năm 2003 chỉ tiêu này đạt 0,0052 lần, năm 2004 so với năm 2003 tăng 748,07% đạt 0,0389 lần nhưng năm 2005 so với năm 2004 lại giảm 77,64% và chỉ đạt 0,0087 lần. Điều này cho thấy năm 2003 và năm 2005 Công ty chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị.

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cũng mang lại hiệu quả nhưng có sự biến động giảm, bình quân giảm 11,46%/năm, mặc dù năm 2004 so với năm 2003 chỉ tiêu này tăng 487,50% nhưng năm 2005 so với năm 2004 giảm 83,92%. Cụ thể chỉ tiêu này năm 2003 là 0,88% nghĩa là cứ 100 đồng vốn lưu động sẽ mang lại cho công ty 0,88 đồng lợi nhuận; năm 2004 thu được 4,29 đồng lợi nhuận; năm 2005 thu được 0,69 đồng lợi nhuận.

- Năng suất lao động bình quân/năm

Qua bảng 11 cho thấy: Năng suất lao động của công ty đạt cao nhất vào năm 2004 là 117.447,6 nghìn đồng/lao động, so với năm 2003 tăng 211,21% nhưng năm 2005 so với năm 2004 chỉ đạt 74,88%, cụ thể năm 2005 đạt 87.949,2 nghìn đồng/lao động. Bình quân năng suất lao động bình quân qua 3 năm tăng 25,76%.

- Lợi nhuận bình quân/lao động.

Lợi nhuận bình quân/lao động năm 2003 là 80,35 nghìn đồng, năm 2004 so với năm 2003 chỉ tiêu này tăng 363,70% và đạt 292,23 nghìn đồng/lao động nhưng năm 2005 lại giảm 79,50% chỉ đạt 59,91 nghìn đồng/lao động.

Bảng 11: Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2003 - 2005) Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 So sánh 04/03 05/04 BQ 1.Tổng doanh thu 1000đ 17.6627.562 46.979.061, 6 33.596.595, 6 266,51 71,51 138,05 2.Tổng chi phí 1000đ 17.602.090, 7 46.862.166 33.573.689, 9 266,23 71,64 138,10 3.Tổng lợi nhuận 1000đ 25.471,3 116.895,6 22.905,7 458,93 19,59 94,82 4.Tổng vốn sản xuất 1000đ 7.749.235 5.721.463 5.932.242 73,83 103,68 87,49 + Vốn cố định 1000đ 4.842.716 2.999.764 2.626.000 61,94 87,54 73,63 + Vốn lưu động 1000đ 2.906.519 2.721.699 3.306.242 93,64 121,48 106,65 5.Tổng tiền lương 1000đ 1.635.000 1.863.046 1.279.544 113,95 68,68 88,46

6.Tổng lao động BQ năm Người 317 400 382 126,18 95,50 109,77

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

7.Tỷ suất LN/ doanh thu % 0,14 0,24 0,07 171,43 29,17 70,71

8.Tỷ suất LN/ chi phí % 0,14 0,25 0,07 178,57 28,00 70,71

9.Tỷ suất LN/ vốn SX % 0,33 2,04 0,39 618,18 19,12 108,72

+LN/ Vốn cố định % 0,52 3,89 0,87 748,07 22,36 129,33

+LN/Vốn lưu động % 0,88 4,29 0,69 487,50 16,08 88,54

10.Tỷ suất doanh thu/chi phí % 100,14 100,25 100,07 100,11 99,82 99,96

11.Năng suất LĐ BQ/năm 1000đ 55.607,45 117.447,60 87.949,20 211,21 74,88 125,76

12.Lợi nhuận BQ/ lao động 1000đ 80,35 292,23 59,91 363,70 20,50 86,35

13.Hiệu suất tiền lương % 1,5 6

6,27 1,7 6

Kết quả phân tích cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD của công ty đều giảm. Năm 2004 là năm công ty làm ăn có lời nhất, năm 2003 và 2005 hoạt động của công ty chưa được hiệu quả cho lắm. Kết luận trên cần được nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể các nguyên nhân chủ quan và khách quan, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD, từ đó đề ra một số biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân - Yên Hưng - Quảng Ninh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w