Khai thác thủy sản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 46 - 47)

Riêng đối với nguồn thu nhập từ khai thác thủy sản tự nhiên thì đứng vị trí thứ 4 (10,2%) và nguồn thu nhập thấp nhất trong cơ cấu thu nhập là vườn cây ăn trái (0,4%).

Ngoài ra, nguồn thu nhập từ làm thuê (3,2%) và buôn bán nhỏ (2,8%) cũng chiếm tỷ

trọng khá cao trong cơ cấu của tất cả các nguồn thu nhập của nông hộ sống trong vùng ngập lũ của địa bàn nghiên cứu. Khi phân tích theo hai vùng thì vùng đầu nguồn có đa dạng nguồn thu nhập (10 nguồn thu nhập) phục vụ cho sinh kế hơn so với vùng giữa và cuối nguồn (8 nguồn thu nhập).

Đối với hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên thì vùng đầu nguồn (14,2%) đứng vị trí thứ

3 trong cơ cấu thu nhập của hộ, còn đối với vùng giữa và cuối nguồn thì hoạt động khai thác (6,2%) đứng vị trí thứ 4 trong cơ cấu thu nhập của hộ sau nguồn thu nhập từ trồng lúa (49,7%), chăn nuôi (25,8%) và NTTS (8,0%). Qua đó cho thấy, khai thác thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của nông hộ, đặc biệt là vùng đầu nguồn thì quan trọng hơn so với vùng giữa và cuối nguồn. Bởi vì thu nhập từ khai thác thủy sản tự nhiên luôn đứng vị trí thứ 3 và thứ 4 trong tổng từ 8-9 nguồn thu nhập của hộ.

4.2.2 Khai thác thủy sản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong vùng nghiên cứu nghiên cứu

Khai thác thủy sản, ngoài vai trò giúp tăng thu nhập của nông hộ, còn có vai trò khá quan trọng nữa là giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển và ổn định kinh tế xã hội trong vùng. Theo thông tin từ Nguyễn Quang (2007), khai thác thủy sản vào mùa lũ của nông hộ ở ĐBSCL hàng năm giải quyết được 20.000- 30.000 lao động. Kết quả khảo sát cho thấy trung bình mỗi hộ gia đình có 2 -3 người tham gia khai thác, trong đó có từ 1-2 người là Nữ. Điều đó góp phần tạo việc làm tại chỗ

cho lao động tại địa phương để giảm áp lực di dân lên các Thành Phố lớn. Bên cạnh đó, khai thác thủy sản còn thu hút lao động gián tiếp thông qua các ngành nghề tại địa phương. Khai thác thủy sản giải quyết được việc làm thông qua các làng nghề như: làng nghề đan lợp tép ở phường Thới Thuận, Quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) và làng lưới ở

Thơm Rơm, Quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ). Mỗi làng nghề có thể giải quyết trên 100 lao

động để phục vụ cho nghề khai thác thủy sản (Nguyễn Quang 2007). Ngoài ra, các dịch vụ khác như cơ sở đóng xuồng làm phương tiện đi lại khai thác ở Đồng Tháp và làng làm lưỡi câu ở An Giang cũng góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong vùng (Đăng Quang 2007). Theo kết quả thảo luận nhóm thì hoạt động khai thác thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động trong vùng góp phần phát triển kinh tế,

ổn định xã hội và giảm tệ nạn xã hội cho địa phương và giảm tình trạng di cư lao động

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu gián tiếp thông qua các hoạt động mua bán sản phẩm thủy sản tại các chợ địa phương, lao

động nuôi trồng thuỷ sản vào mùa lũ cũng được đề cập đến.

Một phần của tài liệu Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)