PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 32)

Thu thập qua các tài liệu có liên quan được xuất bản, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành của các Tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu, các trang website chuyên ngành có liên quan.

3.2.2 Thông tin sơ cấp

- Phương pháp PRA (Praticipatory Rural Appraisal): Dùng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng thông qua thảo luận nhóm, thu thập thông tin nhanh về đặc điểm nông hộ, đời sống nông hộ và phỏng vấn cán bộ quản lý tại địa phương trong địa bàn nghiên cứu để nắm tình hình tổng quan hiện trạng của vùng nghiên cứu. Công cụ chính được sử dụng trong PRA là phỏng vấn KIP (Key Informant Panel) và thảo luận nhóm.

- Phương pháp phỏng vấn nông hộ: Sử dụng bảng phỏng vấn được soạn sẵn để thu thập các thông tin về sinh kế của nông hộ khai thác nguồn lợi thuỷ sản sống trong vùng lũ.

3.2.3 Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu

- Thông tin chung về nông hộ: họ tên, tuổi, nhân khẩu, kinh nghiệm và ngành nghề canh tác.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Thông tin về hoạt động khai thác của nông hộ: ngư cụ khai thác, địa bàn khai

thác, chi phí trong khai thác, mùa vụ, sản lượng, giá bán

Thông tin về hiện trạng của 5 nguồn lực trong khung sinh kế để đánh giá khả năng thích

ứng của hộ.

• Vốn tự nhiên : nguồn nước, khí hậu, giống.

• Vốn con người: nhân khẩu, lao động, trình độ học vấn, chuyên môn, sức khỏe, kinh nghiệm và phân công lao động.

• Vốn xã hội: các tổ chức xã hội, khả năng hợp tác trong sản xuất, mối quan hệ

xã hội, tệ nạn xã hội, chính sách ưu tiên, tôn giáo xung đột/tranh chấp, ganh tị, phúc lợi xã hội.

• Vốn tài chính: Khả năng tiếp cận nguồn vốn, nguồn thu thường xuyên, tín dụng, khả năng tiếp cận thị trường, gởi tiết kiệm.

• Vốn cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: cơ sở hạ tầng, công trình ao nuôi, tài sản cố định, máy móc, đi lại, vận chuyển đầu ra và đầu vào và phương tiện truyền thông.

- Các thu nhập khác ngoài khai thác

Cách ứng phó của nông hộ khi nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.

3.2.4 Số mẫu và cách thu mẫu

Theo từng địa bàn nghiên cứu, sử dụng phương pháp chọn hộ phỏng vấn hoàn toàn ngẫu nhiên đối với nhóm hộ có khai thác thuỷ sản và sử dụng bảng câu hỏi được soạn sẵn để

phỏng vấn. Ở An Giang thì có 2 Huyện được chọn để làm địa bàn phỏng vấn là An Phú và Tân Châu, tỉnh Đồng Tháp thì chọn 2 Huyện là Tân Hồng và Hồng ngựđể phỏng vấn nông hộ, TP. Cần Thơ có 2 Huyện được chọn để phỏng vấn hộ là Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh và Hậu Giang cũng chọn 2 Huyện để phỏng vấn nông hộ là Vị Thủy và Châu Thành A. Số mẫu ở mỗi tỉnh thu được phải đáp ứng được yêu cầu về thống kê (từ 30-35 mẫu cho mỗi nhóm). Mỗi huyện trong tỉnh chọn từ 2-3 xã để phỏng vấn nông hộ bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên đối với nhóm hộ có khai thác thuỷ sản vào mùa lũ và nhóm hộ không có khai thác thuỷ sản vào mùa lũ. Phương pháp thu mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên theo các tỉnh trọng điểm trong vùng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra và mã hoá trước khi được nhập vào máy tính. Sử

dụng phần mềm SPSS for Windowsđể nhập số liệu vào máy tính và phân tích.

Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích thống kê mô tảđược dùng trong đề tài để trình bày các chỉ tiêu về tần suất (Phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn) cho mô tả hiện trạng. Phân tích kết hợp với bảng chéo và so sánh thống kê. Sự khác biệt về giá trị trung bình về

các biến định lượng chủ yếu

Phương pháp phân tích tương quan (đa biến) được dùng để phân tích mối quan hệ cùng một lúc của các biến độc lập đối với thu nhập của nông hộ. Theo phương trình:

Y= a + b1X1 + b2X2 + …. + biXi

Trong đó: Y: Thu nhập của nông hộ khai thác thuỷ sản. a: hằng số

Xi: biến độc lập giả định có ảnh hưởng tới Y (Số nhân khẩu, thời gian khai thác, ngư cụ, chi phí mua sắm ngư cụ thu nhập từ các nguồn khác).

bi: hệ số tương quan

3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU 3.4.1 Khái niệm về sinh kế và khung sinh kế 3.4.1 Khái niệm về sinh kế và khung sinh kế

Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã hội) và hoạt động kiếm sống cần thiết. Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi để kiếm sống cũng nhưđểđạt được mục tiêu và ước nguyện của họ (Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) 2006). Sinh kế là công cụ hỗ trợ, giúp chúng ta hiểu và có cái nhìn tổng quát về bức tranh đời sống của gia

đình, cộng đồng, vùng, quốc gia với sự tương tác của các nhân tố môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa và các thể chế chính sách.

3.4.2 Sinh kế bền vững

Một sinh kế sẽ phải tuỳ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình là bền vững khi họ có thểđương đầu và phục hồi trước căng thẳng và chấn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường (Koss Neefjes 2003).

Hình 3.2 Khung sinh kế bền vững (Koss Neefjes 2003)

Ghi chú: H= Nguồn lực con người; N= Nguồn lực tự nhiên; F= Nguồn lức tài chính; S= Nguồn lực xã hội; P= Nguồn lực cơ sở vật chất.

v Vốn sinh kế của nông hộđược mô tả như sau:

- Vốn tự nhiên : đất, nước, cây trồng vật nuôi, khí hậu, thời tiết và dịch bệnh.

- Vốn con người: số lao động, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thời gian lao động, phân công lao động.

- Vốn tài chính: thu nhập bằng tiền từ hoạt động chính, tiền gởi ngân hàng, trang sức, thu nhập phụ, tiền lương, khả năng tiếp cận tài chính.

- Vốn xã hội: các tổ chức đoàn thể trong xã hội, mối quan hệ trong xã hội, khả năng hợp tác sản xuất, cơ hội tham gia các tổ chức.

- Vốn vật lý: cơ sở hạ tầng, nhà ở, công cụ sản xuất, trang thiết bị lao động, thiết bị truyền thông.

4 Một số tác động đến khung sinh kế

Theo DIFID (2001), những cú sốc có tác động đến sinh sinh nông hộ gồm:

• Thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, dịch bệnh. H N F P S Vốn sinh kế nông hộ Bối cảnh dễ tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Tác động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị) Chính sách, tiến trình và cơ cấu - Các cấp: luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc - Chính sách và thái độđối với khu vực tư nhân - Các thiết chế công dân

Các chiến lược sinh kế

- Các tác nhân xã hội (nam, nữ, gia

đình, cộng đồng…) - Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên - Cơ sở thị trường - Đa dạng - Sinh tồn và tính bền vững Các kết quả sinh kế - Thu nhập - Đời sống - Rủi ro - Bền vững - An ninh lương thực - Giá trị không sử dụng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

• Xã hội, thị trường: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, chiến tranh, thị trường.

• Cá nhân: mất người lao động chính, mất việc làm, bệnh tật. Tính thời vụ:

• Thiên nhiên: nước, thời tiết

• Sản xuất, sản lượng

• Giá cả thị trường

• Sức khỏe, dịch bệnh

• Cơ hội việc làm Những khuynh hướng:

• Sự ô nhiễm nguồn nước

• Xâm nhập mặn • Thời tiết • Giá cả nông sản biến động • Dân số • Giá đất đai • Cơ hội việc làm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.5 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.3 trình bày sơ đồ tiến trình nghiên cứu một cách tổng quát, tiến trình nghiên cứu

được thực hiện theo 4 bước chính: Đánh giá hiện trạng, xác định vai trò của khai thác thuỷ sản, phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản và

đề xuất một số giải pháp. • Số liệu thứ cấp •Số liệu sơ cấp •Thảo luận nhóm • Số liệu thứ cấp •Số liệu sơ cấp •Thảo luận nhóm Hình 3.3 Sơđồ tiến trình nghiên cứu Đánh giá hiện trạng khai thác thủy sản Xác định vai trò của khai thác thủy sản (Thu nhập, tạo việc làm và cung cấp thực phẩm) Đề xuất giải pháp Sử dụng vốn sinh kế phục vụ KTTS

Chiến lược khai thác thủy sản

Kết quả sinh kế

từ KTTS

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 4

KT QU THO LUN

4.1 HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN ỞĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4.1.1 Số mẫu thực tế khảo sát được trong địa bàn nghiên cứu

Số hộ phỏng vấn được 314 hộ trong địa bàn nghiên cứu, trong đó số hộ có khai thác là 166 hộ và 148 hộ không khai thác thuỷ sản. Số hộ có khai thác thuỷ sản phỏng vấn được của vùng đầu nguồn là 162 hộ, vùng giữa và cuối nguồn là 152 hộ. Nghiên cứu này cũng thực hiện được 6 cuộc thảo luận nhóm, trong đó ở vùng đầu nguồn thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm ở mỗi tỉnh, trong khi vùng giữa và cuối nguồn thực hiện chỉ 1 cuộc thảo luận nhóm cho mỗi tỉnh.

Bảng 4.1 Số mẫu phỏng vấn được của đề tài nghiên cứu

Tỉnh Thảo luận nhóm Phỏng vấn nông hộ Tổng Không KT Có KT An Giang 2 37 39 76 Đồng Tháp 2 40 46 86 Cần Thơ 1 40 47 87 Hậu Giang 1 31 34 65 Tổng cộng 6 148 166 314 Nguồn:Khảo sát thực tế, 2009

Tổng cộng thực hiện được 6 cuộc PRA, vùng đầu nguồn (An Giang và Đồng Tháp) mỗi tỉnh thực hiện 2 cuộc PRA, còn ở vùng giữa và cuối nguồn (Cần Thơ và Hậu Giang) thì mỗi điểm chỉ thực hiện được 1 cuộc PRA.

4.1.2 Ngư trường hay địa bàn khai thác

Ngư trường là nơi mà nông hộđánh bắt thuỷ sản bằng các loại ngư cụ khai thác. Một loại ngư cụ khai thác có thể đánh bắt ở một ngư trường hoặc 2 ngư trường hoặc cả 3 ngư

trường như: đồng ruộng, sông rạch và ao mương. Do đó tuỳ theo loại ngư cụ mà nông hộ

chọn ngư trường để đánh bắt hiệu quả và đạt sản lượng cao. Qua bảng số liệu cho thấy, ngư trường đồng ruộng là ngư trường phổ biến nhất (79,8%), kế đến là ngư trường sông rạch (38,0%) và ngư trường ít được hộ khai thác là ao mương (6,1%), do vậy ngư trường

đồng ruộng là ngư trường khai thác quan trọng nhất của khu vực vùng lũ của địa bàn nghiên cứu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.2 Ngư trường khai thác phân theo vùng sinh thái

Ngư trường Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Đồng ruộng 62 75,6 68 84,0 130 79,8

Sông/rạch 37 45,1 25 30,9 62 38,0

Ao/mương 3 3,7 7 8,6 10 6,1

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009

Khi xét từng khu vực thì số liệu cho thấy, khu vực đầu nguồn chủ yếu tập trung khai thác vào ngư trường là đồng ruộng (75,6%), trong khi khu vực giữa và cuối nguồn thì cả ba ngư trường đều quan trọng và ngư trường ao mương cũng được hộ khai thác sử dụng khai thác khá cao (8,6%). Điều này cho thấy, khu vực giữa và cuối nguồn có thời gian ngập lũ

ngắn hơn so với khu vực đầu nguồn nên người dân phải khai thác ở ngư trường sông rạch và kể cả ao mương. Ngoài ra, ngư trường còn phụ thuộc vào tính năng khai thác của từng loại ngư cụ khai thác mà chọn lựa ngư trường khai thác thích hợp.

4.1.3 Mùa vụ khai thác thủy sản

Kết quả khảo sát (bảng 4.3) cho thấy, lịch thời vụ khai thác thuỷ sản của vùng đầu nguồn và giữa nguồn có sự chênh lệch nhau khá rõ. Vùng đầu nguồn thì thời gian bắt đầu rãi rác từ tháng 8 DL (17,7%) đến tháng 11 DL (24,7%), trong đó tháng bắt đầu phổ biến nhất là

đầu tháng 11 DL (24,7%). Đối với vùng giữa và cuối nguồn thì thời gian bắt đầu cũng từ

thháng 8 DL (12,4%) đến tháng 11 DL (11,1%), trong đó tháng bắt đầu hhổ biến nhất là tháng 9 DL (35,8%) và tháng 10 DL (27,2%).

Bảng 4.3 Mùa vụ khai thác thuỷ sản theo các tháng dương lịch trong năm

Vùng sinh thái Tháng Dương lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vùng đầu ngun (%) + Tháng bắt đầu 1,2 1,2 5,9 1,2 8,2 17,7 20,0 17,7 24,7 2,4 + Tháng kết thúc 1,2 1,2 4,7 3,5 14,1 20,0 18,8 11,8 24,7 1,2 Vùng gia & cui ngun (%) + Tháng bắt đầu 1,2 1,2 1,2 3,7 2,5 1,2 12,4 35,8 27,2 11,1 3,7 + Tháng kết thúc 9,9 2,5 13,6 24,7 32,1 17,3 Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Điều này cho thấy khu vực giữa và cuối nguồn có thời gian bắt đầu trễ và tập trung sớm hơn do phụ thuộc vào nước lũ. Thời gian kết thúc của vụ khai thác thuỷ sản của vùng đầu nguồn từ tháng 8 (20,0%) DL đến tháng 11 (24,7%) DL, trong đó tháng kết thúc phổ biến nhất là cuối tháng 11 Dl (24,7%). Đối với vùng giữa và cuối nguồn thì thời gian kết thúc từ tháng 10 DL (24,7%) đến tháng 11 DL (32,1%), trong đó tháng kết thúc phổ biến nhất là cuối tháng 11 DL (32,1%). Vào thời điểm tháng 11 Dương lịch thì hoạt động canh tác lúa của cả hai vùng đầu nguồn và vùng giữa và cuối nguồn bắt đầu xuống giống vụĐông Xuân nên hầu hết các hộ khai thác vào mùa lũđều kết thúc để tập trung lao động cho sản xuất lúa nên hoạt động khai thác thuỷ sản đều kết thúc váo cuối tháng 11 DL.

4.1.4 Phân phối sản phẩm thủy sản khai thác được

Sản phẩm khai thác được có hai dạng phổ biến là sản phẩm thủy sản có giá trị thấp và sản phẩm thủy sản có giá trị cao. Đặc điểm phân loại sản phẩm thủy sản có giá trị thấp được người dân cho biết là thủy sản có kích cỡ nhỏ, chất lượng thịt của cá thấp, chỉ bán dành riêng dành riêng cho NTTS (ốc bưu vàng) và bán với giá thấp. Ngược lại, sản phẩm thủy sản có giá trị cao là có kích cỡ lớn, chất lượng thịt ngon, bán cho người sử dụng làm thực phẩm và bán được giá cao. Sản lượng khai thác bình quân là khá cao (2,5 tấn/năm), nhưng sản lượng sản phẩm thủy sản có giá trị cao chiếm tỷ trọng tương đối thấp là 714,3 kg/năm (22,4%).

Bảng 4.4 Sản lượng thuỷ sản giá trị cao và cách sử dụng sản phẩm thủy sản giá trị cao của hộ khai thác theo vùng sinh thái

Diễn giải Đầu nguồn (n=85) Giữa & cuối nguồn (n=81) Toàn vùng (n=166)

Sn lượng giá tr cao (kg/năm)

Trung bình 714,3 391,9 571,1

Độ lệch chuẩn 980,4 449,6 896,5

Cơ cu theo cách tiêu th (%)

Tự mang ra chợ bán 21,1 21,0 21,1

Bán cho thương lái 12,9 17,6 15,1

Để ăn 8,2 16,1 11,8

Làm thức ăn NTTS 1,2 1,1 1,2

Bán cho người NTTS 2,6 0,0 1,4

Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009; Chú thích: N= số hộ có trả lời

Trong các cách tiêu thụ sản lượng thuỷ giá trị cao (bảng 4.4) thì người khai thác tự mang

Một phần của tài liệu Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)