Thành quả nổi bật

Một phần của tài liệu Outsourching và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam (Trang 36 - 37)

12 www.mfo.mquiz.net/wto, Ba kịch bản cho ngành công nghiệp phần mềm

2.1.1.1. Thành quả nổi bật

Ngay từ những thập niên 90 của thế kỉ trƣớc, cùng với chủ trƣơng tự do hóa và mở cửa kinh tế, chính phủ Ấn Độ đã có những đầu tƣ chiến lƣợc để đạt đƣợc mục tiêu đƣa Ấn Độ trở thành một siêu cƣờng về IT của thế giới. Và với phƣơng châm quyết tâm đƣa “công nghệ phần mềm Ấn Độ lên thành kiểu mẫu của sức mạnh và thành công”, Chính phủ Ấn Độ đã thành công trong việc đƣa CNTT lên làm ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung nhanh, mạnh vào lĩnh vực phần mềm, và nhanh chóng có đƣợc thành công vƣợt trội từ những bƣớc đi đầu tiên.

Từ những năm 1980, gia công phần mềm ở Ấn Độ bắt đầu phát triển, đƣợc đánh dấu bằng việc công ty đa quốc gia Texas Instruments bắt đầu đặc biệt quan tâm tới Ấn Độ nhƣ một trung tâm sản xuất phần mềm của thế giới. Và từ đó đến nay, hoạt động xuất khẩu sản phẩm phần mềm vẫn tiếp tục đƣợc duy trì. Hoạt động này bao gồm hệ thống các doanh nghiệp, phần mềm thiết kế và các công cụ quản trị dữ liệu. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm phần mềm không chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu phần mềm bằng xuất khẩu dịch vụ phần mềm.

http://svnckh.com.vn 32 Nhƣ đã phân tích trong lịch sử hình thành và phát triển của gia công phần mềm ở phần 1 của bài viết, khởi đầu Ấn Độ chủ yếu thiên vê xuất khẩu lao động phần mềm (body shopping), mà đa số là sang Mỹ. Vào cuối những năm 1980, hoạt động này đem lại tới 75% doanh thu xuất khẩu, tuy nhiên đã giảm xuống còn 60% vào đầu những năm 2000, cho thấy xu thế chậm lại và thiên về làm việc từ xa tại các văn phòng trong nƣớc.

Theo số liệu do NASSCOM (Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ)13 cung cấp thì từ năm 2000 tới 2001, Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 5,1 tỷ Đô la Mỹ tổng giá trị phần mềm. Năm 2005, các công ty gia công phần mềm của quốc gia này chiếm 2/3 thu nhập trong ngành gia công phần mềm của cả thế giới, đóng góp 29% vào toàn bộ lƣợng phần mềm xuất khẩu, và bổ sung vào sự tăng trƣởng thu nhập cả nƣớc 46%.

Tới năm 2007, cũng theo nhƣ báo cáo của NASSCOM, lĩnh vực IT-PBO của Ấn Độ đạt mức tăng trƣởng 28%, doanh số đạt 47,8 triệu Đô la Mỹ, tăng gấp 10 lần so với báo cáo của năm 1998. Đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân của riêng ngành phần mềm thì đạt tới 5,4%, cao hơn nhiều so với mức 1,2% của năm 1998. Còn theo báo cáo mới nhất, chỉ tính riêng doanh thu của ngành phần mềm, Ấn Độ đã thu về tới 39 tỷ Đô la Mỹ. Nếu so sánh với ngành phần cứng của chính đất nƣớc này, chỉ với 6 tỷ Đô la Mỹ, thì đây quả thực là một doanh số thực sự nổi bật. Trong số đó phải kể đến sự đóng góp của hai cơ sở CNTT hàng đầu tại Ấn Độ là Infoys và Wipro. Infosys hiện đang là đối tác của hơn 2000 doanh nghiệp trên toàn thế giới, có đại diện 21 quốc gia với lãi ròng đạt hơn 3 tỉ Đô la Mỹ. Lớn mạnh hơn, Wipro có tới 84.000 nhân viên tại 53 quốc gia và 46 trung tâm phát triển công nghệ và kỹ thuật tại toàn cầu.

Một phần của tài liệu Outsourching và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)