B ịch 1kg Hũ 600gr Hũ 610gr
2.1.1.2. Các chỉ tiêu chất lượng của nước a Chỉ tiêu vậy lý
a. Chỉ tiêu vậy lý
Màu sắc: Là màu do các chất gumid, các hợp chất keo của sắt và sự phát triển của
một số vi sinh vật, thực vật ( rong, tảo ) gây nên, đơn vị đo màu của nước là TCU,
nước càng trong ( độ màu thấp) thì chất lượng càng cao.
Nhiệt độ: Phụ thuộc điều kiện môi trường khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc
vào từng nguồn nước. Đối với nguồn nước ngầm thì nhiệt độ tương đối ổn định ở 17- 270C.
Độ đục: Đơn vị đo độ đục của nước là TCU, độ đục của nước do các chất lơ lửng
bao gồm các loại hạt cóa kích thước nhỏ như hạt keo đến những hệ phân tán thô như
huyền phù, cặn, đất cát.
Mùi và vị: Có thể do các mùi tự nhiên ( bùn , đất, vi sinh vật, clo, phenol…) hay các mùi nhân tạo khác khi khai thác nước tạo lên, nên mùi vị của nước phụ thuộc vào thành phần có trong nước, chủ yếu là các chất hòa tan trong nước quyết định. Bằng phương pháp cảm quan chia mùi vị ra thành 5 cấp:
Không mùi (vị ). Mùi vị rất nhẹ. Mùi vị nhẹ. Có mùi vi. Có mùi vị hơi mạnh Có mùi vị mạnh
Chất rắn: Đơn vị tính của chất rắn là (g/l ), là phần còn lại sau khi bay hơi nước
và sấy ở nhiệt độ 103-1050C. có các loại chất rắn: hòa tan, lơ lửng; bay hơi và không bay hơi.
Độ dẫn điện : Đo bằng µV/cm, liên quan đến lượng và các loại ion có trong nước. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thành phần và số lượng các chất khí hòa tan trong
nước như CO2, NH2. Từ độ dẫn điện không tính được lượng muối khoáng có trong nước, nhưng khi trong nước có hàm lwonhj nhất định các loại ion, tổng nồng độ ion
càng lớn thì độ dẫn điện càng cao. Người ta có thể dựa vào độ dẫn điện để nhận xét hàm lượng muối khoáng.