CÔNG TY CP KIM KHÍ AN BÌNH
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty - Quy mô SXKD:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản năm 2006 giảm 121.876 triệu đồng (31,7%) so với năm 2005; Tổng tài sản năm 2007 tăng 156.677 triệu đồng (59,5%) so với năm 2006. Doanh thu năm 2006 giảm 107.707 triệu đồng (14%) so với năm 2005; Doanh thu năm 2007 tăng 587.837 triệu đồng (88,6%) so với năm 2006. Nguyên nhân của việc quy mô sản xuất và doanh
thu năm 2006 giảm so với năm 2005 là do thị trường xây dựng trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có tác động tiêu cực, gây khó khăn cho việc huy động vốn. Mặt khác, giai đoạn này Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá nên không hoàn toàn tập trung vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau một thời gian ổn định cơ chế hoạt động, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thị trường thép trong và ngoài nước, năm 2007, sản lượng bán ra đạt 148.300 tấn, tăng 72.436 tấn (95,48%) so với năm 2006.
- Hiệu quả SXKD:
Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá (31/12/2005), năm 2006 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng. So với số lỗ thực năm 2005 (7.920) triệu đồng, năm 2006 số lỗ đã giảm nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Tổng giá trị mua vào năm 2006: 70.040 tấn (=57,9% kế hoạch năm 2006 và = 72,6% so với thực hiện năm 2005); bán ra năm 2006: 75.864 tấn (=60% kế hoạch năm 2006 và = 82% so với thực hiện năm 2005) - trong đó bán hàng tồn kho năm cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 tấn, bán hàng mua mới: 63.206 tấn.
Năm 2007, Lợi nhuận sau thuế đạt 10.420 triệu đồng, tăng 16.930 triệu đồng (260%) so với năm 2006. Sau khi giảm trừ lỗ luỹ kế năm 2006 (6.510 triệu đồng), lợi nhuận chưa phân phối năm 2007 còn 3.909 triệu đồng. Có thể thấy lợi nhuận năm 2007 tăng một cách đột biến. Hơn thế, năm 2006, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là 96,25%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trên doanh thu là 3,5%; năm 2007, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là 95,71%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trên doanh thu là 3%. Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí cho thấy năm 2007, cùng với việc nắm được lợi thế nhu cầu và giá thép trong nước tăng cao, công ty đã tiết kiệm chi phí đầu vào, chi phí đầu ra, làm lợi nhuận tăng đột biến.
2.2.2. Tình hình tài chính của Công ty
2.2.2.1 Khái quát tình hình tài chính của Công ty.
Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán các năm 2004-2007
Đơn vị tính: triệu đồng 2004 2005 2006 2007 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 319.627 345.05 2 226.59 3 389.822 I Tiền và các khoản tương đương tiền 18.290 13.286 12.765 9.676 III Các khoản phải thu
182.12 5 178.91 9 119.528 140.427 IV Hàng tồn kho 116.089 151.23 4 94.038 191.906 V Tài sản ngắn hạn khác 3.123 1.613 262 47.813 B TÀI SẢN DÀI HẠN 48.746 39.927 36.510 30.187
I Các khoản phải thu dài hạn 26.387 14.007 15.365 0
II Tài sản cố định 18.324 22.749 20.844 29.393
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.347 2.847 0 0
V Tài sản dài hạn khác 688 324 301 794 Tổn cộng tài sản 368.373 384.97 9 263.10 3 420.009 A NGUỒN VỐN 254.730 294.97 9 179.61 3 325.750 I Nợ phải trả 254.730 294.97 9 179.61 3 319.440 II Nợ dài hạn 0 0 0 6.310 B Nguồn vốn chủ sở hữu 113.643 90.000 83.490 94.259 I Vốn chủ sở hữu 113.641 90.000 83.490 93.909
II Nguồn kinh phí quỹ khác 2 0 0 350
Tổng cộng nguồn vốn 368.373
384.97 9
263.10
3 420.009
- Tổng tài sản năm 2006 giảm 121.876 triệu đồng so với năm 2005, chủ yếu do giảm tài sản ngắn hạn (Các khoản phải thu giảm: 59.391 triệu đồng; hàng tồn kho giảm: 57.196 triệu đồng) và giảm tài sản dài hạn (chủ yếu do giảm tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn).
- Vốn luân chuyển (Vốn lưu động ròng) năm 2006: 46.980 triệu đồng, chiếm 20,73% vốn lưu động; năm 2007 là 70.382 triệu đồng, chiếm 18,05% vốn lưu động. Nếu loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có thì vốn luân chuyển năm 2007 chỉ còn 54.502 triệu đồng, chiếm 13,98 tổng vốn lưu động. Chỉ tiêu này dương biểu hiện tài sản cố định được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp sử dụng vốn theo đúng nguyên tắc tài chính, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định. Vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở mức khá đảm bảo tính ổn định tương đối của tài chính DN nhất là khả năng thanh toán ngắn hạn, tuy nhiên nếu loại trừ tài sản kém chất lượng thì vốn luân chuyển chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng vốn lưu động cho thấy chất lượng tài sản có của doanh nghiệp chưa cao (tài sản kém chất lượng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản có, năm 2007 là 3,78%).
- Năm 2006, nợ phải trả giảm 115.366 triệu đồng (39,11%) so với năm 2005, cụ thể giảm vay và nợ ngắn hạn: (125.046 triệu đồng tương đương 51,53%), tuy nhiên phải trả người bán và phải trả người lao động tăng. Năm 2007, Nợ phải trả tăng 146.137 triệu đồng (81,12%). Cụ thể, tăng vay và nợ ngắn hạn: 88.071 triệu đồng (74,89%). Phải trả người bán và phải trả công nhân viên đều tăng.
- Do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn: năm 2006 là 7,94%; năm 2007 là 7,0%, chủ yếu là nhà kho, cửa hàng phục vụ kinh doanh. Cơ cấu vốn phù hợp với cơ cấu vốn chung của ngành, toàn bộ tài sản cố định được đầu tư từ vốn của doanh nghiệp.
- Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá (31/12/2005), năm 2006 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp số lỗ luỹ kế trước đó đạt 3.909 triệu đồng. Như vậy hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng tốt lên.
2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007