1. Mục đích của hoạt động.
Học sinh sẽ (1) xác định các yếu tố môi tr−ờng sống ; (2) nhận ra con ng−ời và động vật phụ thuộc vào môi tr−ờng sống nh− thế nào và ( 3) diễn giải tầm quan trọng khi mất đi môi tr−ờng sống hay khi môi tr−ờng sống thay đổi => Chúng ta phải duy trì và bảo vệ môi tr−ờng và điều kiện sống của các loài động thực vật.
2. Hoạt động
Yêu cầu học sinh điểm danh từ một đến bốn và cứ làm nh− thế cho đến hết. Tất cả những học sinh nào số một đứng ở một góc phòng hoặc góc sân và số hai đứng ở góc kia cứ thế cho đến số bốn.
a. Khi học sinh đã về góc phòng của mình, dọn một khoảng trống ở giữa phòng/ sân.
b. Giao cho mỗi nhóm một tên nh− sau
c. Số 1 = Thức ăn, số 2 = N−ớc, số 3 = Mơi c− trú, số 4 = Khoảng không gian sống
d. Bây giờ đã đến lúc hình thành một vòng tròn. Vòng tròn này đ−ợc hình thành bằng một chuỗi thức ăn, n−ớc uống, nơi c− trú và không gian sống. Mỗi học sinh từ mỗi nhóm tiến ra phía khu vực dọn sẵn, 4 học sinh này đứng sát bên nhau mặt quay về tâm của vòng tròn. Lại thêm 4 học sinh khác tham gia vào vòng tròn. Cứ tiếp tục nh− thế cho đến khi tất cả học sinh cùng đứng trong vòng tròn.
đ. Tất cả học sinh phải đứng vai kề vai mặt quay về phía tâm vòng tròn. e. Yêu cầu tất cả các học sinh quay về phía tay phải cùng lúc đó b−ớc một b−ớc về phía tâm của vòng tròn. Các học sinh vẫn phải đứng gần nhau lúc này học sinh đứng sau sẽ nhìn vào gáy của học sinh đứng tr−ớc.
g. Lúc này yêu cầu học sinh nghe cho rõ. Tất cả học sinh đều đặt tay của mình lên vai của ng−ời đứng tr−ớc, các học sinh từ từ ngồi xuống khi nghe đếm đến 3. Khi nghe đếm đến 3 yêu cầu học sinh ở phía tr−ớc ngồi lên đầu gối của học sinh ở phía sau, học sinh ở sau phải chụm đầu gối của mình lại với nhau để đỡ học sinh ngồi tr−ớc.
h. Lúc này hãy giải thích cho học sinh biết rằng thức ăn, n−ớc uống, nơi c− trú và khoảng không gian đ−ợc sắp xếp nh− thế là những gì cần thiết để có đ−ợc môi tr−ờng sống phù hợp cho động vật cũng nh− con ng−ời.
i. Lúc này học sinh có thể ngã hoặc vẫn ngồi yên nh− cũ điều đó phụ thuộc vào học sinh ngồi phía sau có bị ngã hay không. Giáo viên giải thích cho học sinh các yếu tố cần thiết trong môi tr−ờng sống của con ng−ời và động vật.
k. Sau khi học sinh đã nắm đ−ợc rằng thức ăn, n−ớc uống nơi c− trú và khoảng không gian là những yếu tố cần thiết cho sự sinh tồn của động vật. Lúc này mới phát lệnh là năm nay hạn hán do đó nguồn n−ớc bị khô cạn vậy một số học sinh là n−ớc sẽ phải rời khỏi vòng tròn Lúc này xem thử vòng tròn có bị đổ hay ít nhất là bị xáo trộn. Cứ thế giáo viên tiếp tục phát lệnh cho 1 hoặc hơn 1 học sinh rời khỏi vòng tròn nh−ng điều kiện lúc này thay đổi; n−ớc bị ô nhiễm, xói mòn đất gây ảnh h−ởng đến nguồn thức ăn, n−ớc uống v.v... Vì nhu cầu môi tr−ờng sống của động vật phụ thuộc vào thức ăn, n−ớc uống, nơi c− trú và khoảng không gian nên việc di chuyển bất kỳ yếu tố nào trong môi tr−ờng sống của động vật cũng gây ảnh h−ởng.
l. Yêu cầu học sinh phát biểu xem hoạt động này có ý nghĩa gì. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tóm l−ợc lại những ý chính mà các em đã đ−ợc học. Những ý chính này có thể là (a). Môi tr−ờng sống của động vật gồm có các yếu tố thức ăn, n−ớc uống, nơi c− trú và khoảng không gian (b). Con ng−ời và động vật đều phụ thuộc vào môi tr−ờng sống (c). Khi bất kỳ một trong những yếu tố của môi tr−ờng sống mất đi thì sẽ gây ảnh h−ởng cho các động vật sống trong môi tr−ờng đó (d). Các yếu tố của môi tr−ờng sống phải đ−ợc sắp xếp phù hợp với nhu cầu của động vật để động vật có thể tồn tại đ−ợc.
Bài số 8 :
Môi tr−ờng sống
của các loài động - thực vật
Mục Đích
Giúp học sinh tìm hiểu về môi tr−ờng sống của các loài động, thực vật. Qua đó giúp các em tìm hiểu về mối quan hệ t−ơng tác giữa động vật và thực vật.
I - Giới thiệu chung
Các loài động, thực vật cần có một môi tr−ờng sống (sinh cảnh), trong đó chúng có đủ không khí, thức ăn, n−ớc uống và nơi c− trú để tồn tại và phát triển. Tùy theo nhu cầu, mỗi loài sinh vật sẽ có một sinh cảnh phù hợp với chúng về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và l−ợng m−a, độ che phủ, địa hình v.v...
Một số loài động thực vật có thể sống trong nhiều môi tr−ờng khác nhau, tuy nhiên đa số các loài chỉ có thể sống trong một môi tr−ờng nhất định. Có loài chỉ sống trên cạn, có loài chỉ sống d−ới n−ớc, hoặc có loài cần có không gian rộng lớn để bay l−ợn. Bên cạnh các môi tr−ờng sống tự nhiên, các môi tr−ờng sống nhân tạo nh− cánh đồng hoặc ao cá cũng là những môi tr−ờng sống quan trọng đối với một số loài động, thực vật.
Các loài động, thực vật không thể tự tạo ra thức ăn cho riêng chúng do đó chúng phải sống dựa vào các loài thực vật và động vật khác. Ví dụ: Cá sống trong sinh cảnh ao hồ sông suối sẽ ăn rong rêu, các loài côn trùng hoặc các loài cá nhỏ hơn; Trong rừng, cỏ, lá cây... là nguồn thức ăn cho một số loài ăn cỏ nh−: H−ơu, Nai, Thỏ. H−ơu, Nai, Thỏ lại trở thành thức ăn cho một số loài ăn thịt khác nh−: Hổ, Báo, Trăn, Rắn...
Môi tr−ờng sống có vai trò rất quan trọng cho sự sinh tồn của các loài sinh vật. Khi môi tr−ờng sống bị thu hẹp hoặc bị phá vỡ, sẽ làm giảm, thậm chí còn làm tiệt chủng một số loài động thực vật; làm giảm đi tính đa dạng sinh học của khu vực.
II - hoạt động
1. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu đ−ợc thế nào là môi tr−ờngsống (Hay còn gọi là sinh cảnh) của động, thực vật. sống (Hay còn gọi là sinh cảnh) của động, thực vật.
Con ng−ời hay động, thực vật đều có chung một số nhu cầu cơ bản. Đó là cần có một nơi để sinh sống. Môi tr−ờng nơi mà con vật sống đ−ợc gọi là sinh cảnh. Sinh cảnh của bất kỳ một con vật nào cũng cần phải có không khí, thức ăn, n−ớc uống, nơi c− trú phù hợp với nhu cầu của từng loài. Nếu một trong những yếu tố này mất đi hoặc bị gây ảnh h−ởng thì môi tr−ờng sống của động vật sẽ không còn phù hợp nữa.
Giáo viên cho ví dụ về sinh cảnh ao hồ hoặc sông suối.
- Hỏi các em xem trong sinh cảnh ao hồ gồm có những yếu tố nào ? (Không khí, n−ớc, hang, bùn...).
- Hỏi các em xem trong sinh cảnh ao hồ th−ờng có loài sinh vật nào ? (Rong rêu, cỏ, côn trùng, l−ơn cá, ếch, nhái...).
- Hỏi các em xem nguyên nhân nào có thể gây ảnh h−ởng xấu đến sinh cảnh ao hồ, sông suối.
(Hạn hán, ô nhiễm...).
T−ơng tự giáo viên có thể cho các em mô tả về sinh cảnh rừng. - Trong rừng có gì ?
(Cỏ, cây cối, hang động suối, ao hồ...). - Trong rừng th−ờng có loài sinh vật nào?
(Các loài côn trùng sống trong thảm cỏ và các loài ăn cỏ).
- Nguyên nhân làm ảnh h−ởng xấu, thu hẹp hoặc làm mất đi sinh cảnh rừng.
(Đốt rừng, c−a gỗ săn bắt các loài thú, thiên tai vv) - Rút ra kết luận.
2. Giải thích mối hệ giữa môi tr−ờng sống và các loài động thực vật;Giữa thực vật và động vật; Giữa các loài động vật với nhau. Giữa thực vật và động vật; Giữa các loài động vật với nhau.
Giáo viên cho học sinh thảo luận xem nếu nh− hạn hán xảy ra thì môi tr−ờng sống trong ao hồ sông suối sẽ bị ảnh h−ởng nh− thế nào.Điều đó sẽ có ảnh h−ởng thế nào với các loài động, thực vật sống ở đó.
Nếu rừng bị cháy thì điều gì sẽ xảy ra ?
Thảm cỏ và nhiều loài cây và côn trùng sẽ bị chết.
Các loài thú ăn cỏ và côn trùng sẽ không có đủ thức ăn ặ giảm về số l−ợng.
Các loài thú ăn thịt sẽ khó có thể săn đủ mồi ặ đói ặ giảm Vì thế ặ tính đa dạng sinh học sẽ bị giảm đi...
III - Tóm tắt
Sinh cảnh là môi tr−ờng sống cho các loài sinh vật. Mỗi loài sinh vật cần có dạng sinh cảnh phù hợp, đủ khả năng cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn.
Khi môi tr−ờng sống của một loài bị thu hẹp, hủy hoại hay mất đi thì số l−ợng của loài sinh vật này sẽ giảm, bị đe dọa thậm chí sẽ bị tuyệt chủng.
Tuy mỗi loài động thực vật có một môi tr−ờng sống khác nhau nh−ng trong chuỗi thức ăn, chúng có mối quan hệ t−ơng tác lẫn nhau. Nh− vậy, loài sinh vật này bị giảm hoặc mất đi sẽ có ảnh h−ởng trực tiếp đến một loài khác.
Ví dụ: Khi hết cỏ hoặc rừng thì loài voi sẽ bị giảm đi vì không còn đủ thức ăn và nơi trú ẩn.