Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục môi trường _ lớp 5 docx (Trang 31 - 33)

Tất cả các loài sinh vật đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua nhiều hình thức khác nhau và một trong số đó là thức ăn. Loài này có thể là thức ăn của loài khác và ng−ợc lại. Thông th−ờng, thực vật là nền tảng của các chuỗi thức ăn.

Quá trình chuyển giao năng l−ợng thức ăn từ thực, động vật qua các giai đoạn: ăn - bị ăn đ−ợc gọi là chuỗi thức ăn. Trong chuỗi thức ăn đơn giản, thực vật là thức ăn của côn trùng và các thú (động vật) ăn cỏ (thực vật). Các côn trùng và các loài thú ăn cỏ lại là thức ăn của các loài thú ăn thịt. Trong tự nhiên, các chuỗi thức ăn th−ờng đan xen lẫn nhau và tạo thành mạng thức ăn.

Trong một chuỗi thức ăn khi một loài bị giảm hoặc mất đi sẽ gây ảnh h−ởng nghiêm trọng đến các loài còn lại trong chuỗi thức ăn đó.

II - Hoạt động

1. Thực vật là nền tảng của chuỗi thức ăn.

Š Giáo viên giải thích rõ hơn về vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn. Cho học sinh làm việc theo nhóm để thảo luận vai trò của thực vật trong chuỗi thứ ăn.

-Thực vật là nơi trú ẩn của nhiều loài sinh côn trùng.

-Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài côn trùng và nhiều loài thú ăn cỏ nh− thỏ, nai, h−ơu, voi...

2. Mối quan hệ giữa các loài trong chuỗi thức ăn.

Š Giáo viên sử dụng một trong những hình thức sau đây để truyền đạt và giải thích cho học sinh về nội dung của ý thứ 2.

# Cách 1:

-Chia các em thành mỗi tổ khoảng 5-7 em. Yêu cầu các em thảo luận về mối liên hệ của các loài trong mạng l−ới thức ăn.

-Mỗi tổ cử 1 em lên trình bày kết quả thảo luận của tổ. (Giáo viên chuẩn bị tranh phát cho các em)

# Cách 2:

 Chia các em thành từng tổ khoảng từ 5 đến 7 em và yêu cầu các em nêu ra một chuỗi thức ăn đơn giản.(Khoảng từ 5 đến 6 loài).

# Cách 3:

 Chia các em thành từng tổ từ 5 đến 7 em. Mỗi tổ sẽ xây dựng một chuỗi thức ăn tuỳ theo các môi tr−ờng sống sau đây:

- Rừng Quốc gia Yok Đôn. - Sông Sêrêpok.

- Ruộng lúa. - Ao nuôi cá.

# Cách 4:

Š Cho các em tìm sự liên hệ giữa hai chuỗi thức ăn khác nhau để giới thiệu về mạng l−ới thức ăn. (L−u ý: Không nên phân tích sâu phần này vì có thể gây ra sự bối rối trong học sinh).

3. Điều gì sẽ xảy ra khi chuỗi thức ăn bị phá vỡ.

Š Giáo viên đặt câu hỏi giả sử khi thực vật trong chuỗi thức ăn bị hủy diệt thì:

- Sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến loài nào.

- Điều gì sẽ xảy ra với loài bị ảnh h−ởng trực tiếp.

- Sự ảnh h−ởng đó sẽ lan truyền và gây ra tác động nh− thế nào với các loài còn lại.

III. Tóm tắt

Quá trình chuyển giao năng l−ợng thức ăn từ thực, động vật qua các giai đoạn: ăn - bị ăn đ−ợc gọi là chuỗi thức ăn. Thực vật đ−ợc coi là nền tảng trong các chuỗi thức ăn. Sự liên hệ giữa các chuỗi thức ăn tạo thành mạng thức ăn. Trong một chuỗi thức ăn khi một loài bị giảm hoặc mất đi sẽ gây ảnh h−ởng nghiêm trọng đến các

IV - Bài tập về nhà

Em hãy nêu tên các loài động, thực vật trong chuỗi thức ăn ở môi tr−ờng sau:

a. Trong ao nuôi cá của nhà em. b. Trong v−ờn nhà em.

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục môi trường _ lớp 5 docx (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)