VII. Số lượng ATM
A. Chính sách tín dụng của VPBank.
Chính sách tín dụng là tập hợp những quan điểm của VPBank về hoạt động tín dụng. Sau đây là một số nội dung của chính sách tín dụng liên quan trực tiếp đến mở rộng cho vay
Định hướng hoạt động trên thị trường bán lẻ
VPBank Việt Nam xây dựng chiến lược sẽ trở thành một trong tốp năm ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Theo định hướng này VPBank tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản suất kinh doanh, các cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Về quy mô các dự án VPBank tập trung cho vay là những dự án có quy mô vừa và nhỏ.
VPBank phấn đấu đến năm 2015 trở thành một trong 5 NHTMCP bán lẻ lớn nhất Việt Nam.
Quan điểm quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng (Bảo thủ tín dụng của VPBank.)
Quan điểm bảo thủ trong cho vay của VPBank xuất phát từ những vấn đề sau: đặc điểm của VPBank là một ngân hàng nhỏ còn nhiều hạn chế, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế sản xuất nhỏ đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường chưa ổn định, vai trò to lớn của hoạt động cho vay đối với kết quả kinh doanh.
Quan điểm bảo thủ tín dụng của VPBank thể hiện ở cơ chế cho vay của VPBank. Trong quy trình phê duyệt cho vay của VPBank hầu hết các khoản vay đều phải thông quan Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng , quyết định thông qua nguyên tắc đồng thuận 100%, chỉ những khoản vay được tất các thành viên Ban tín dụng đồng ý 100% thì VPBank mới đồng ý cấp tín dụng . Quan điểm bảo thủ tín dụng còn thể hiện ở cơ chế đảm bảo
tiền vay. Đối với VPBank các khoản vay hầu hết phải có tài sản đảm bảo. Có một bộ phận dư nợ cho vay tín chấp đối với CBCNVC nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Quan điểm bảo thủ tín dụng của VPBank còn thể hiện ở phạm vi ngành nghề cho vay: VPBank kiên định với thị trường mục tiêu là cho vay kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cho vay tiêu dùng. Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng ở khu vực đô thị. Các lĩnh vực khác VPBank hạn chế cho vay.
* Thị trường mục tiêu cho vay của VPBank
Về thành phần kinh tế cho vay
Thị trường mục tiêu mà VPBank lựa chọn là các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
VPBank căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, năng lực và tương quan vị thế của VPBank trong hệ thống các ngân hàng thương mại, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của VPBank mà đưa ra thị trường mục tiêu của mình.
Nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế sản xuất nhỏ, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh, hộ sản xuất kinh doanh và kinh tế cá thể. Hiện nay nhà nước đang tập trung xử lý các doanh nghiệp nhà nước bằng biện pháp cổ phần hoá. Chiếm số lớn là các doanh nghiệp dân doanh, phần lớn các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, hoạt động trong các ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng, kinh doanh, dịch vụ và là những doanh nghiệp rất linh hoạt với cơ chế thị trường.
Tuy là ngân hàng TMCP khá lớn tại Việt Nam nhưng nếu so sánh với các ngân hàng thương mại quốc doanh thì nói chung các ngân hàng TMCP Việt Nam còn rất nhỏ. Quy mô ngân hàng nhỏ, xác định mục tiêu phục vụ là những khách hàng có quy mô nhỏ là hợp lý.
Lựa chọn khách hàng nhỏ là mục tiêu cho vay còn xuất phát từ mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của VPBank. Đặc điểm của các cơ sở SXKD quy mô nhỏ là những doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp mới có ưu thế về công nghệ, nhân lực, trình độ quản lý và đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng linh hoạt cao. Khi có biến động trên thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ linh hoạt hơn trong việc cơ cấu lại sản xuất kinh doanh để giảm thiểu rủi ro nâng cao hiệu quả hoạt động. Cho vay món nhỏ giúp ngân hàng phân tán dư nợ đó là một biện pháp hữu hiệu trong quản trị rủi ro tín dụng .
Về Ngành nghề mục tiêu cho vay: