Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ của phía Việt nam

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các dự án FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu và năng lực thẩm tra về công nghệ của phía Việt nam trong các dự án FDI nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Điển hình là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.

2.2.2. Tác động của các dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện tới hiệu quả thu hút FDI ở giai đoạn sau:

Qua những phân tích ở mục 1.4 ta có thể thấy số lượng các dự án FDI bị giải thể ngày càng tăng. Trong nền kinh tế thị trường, việc các dự án kinh doanh thua lỗ, phải giải thể là chuyện bình thường nhưng số lượng dự án bị giải thể trước thời hạn hay số dự án bị thu hồi giấy phép đầu tư có xu hướng tăng thì đòi hỏi các bên phải có sự nhìn nhận chuẩn xác. Đây có thể là những nguyên nhân xuất phát từ môi trường đầu tư quốc tế, từ phía chủ đầu tư đã không có đủ năng lực triển khai thực hiện dự án

và từ phía cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư của Việt nam đã không đủ khả năng để thẩm định lựa chọn ra những dự án tốt và nhà đầu tư nước ngoài có đủ năng lực để thực hiện dự án đó. Với đặc trưng của các dự án đầu tư phát triển là sử dụng một lượng vốn cũng như nguồn lực lớn của nền kinh tế thì những thất bại trong thực hiện dự án FDI mang lại những tác động to lớn tới nền kinh tế - xã hội, không chỉ là sự lãng phí vốn, thời gian, công sức của nhà đầu tư mà còn là sự lãng phí về các nguồn lực tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên, đất đai… cũng như nguồn lực con người của đất nước mà đi kèm với đó là những tác động tới vấn đề xã hội phải giải quyết việc làm cho công nhân trong các dự án này làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và tâm lý của những nhà đầu tư đang quan tâm tới Việt nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút FDI trong thời gian tiếp theo.

Hiện nay, số lượng cũng như quy mô dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày càng lớn nhưng chất lượng của các dự án FDI được thực hiện mới là yếu tố quyết định đến thu hút FDI trong tương lai. Hiện tại, chỉ số ICOR của Việt nam trong giai đoạn 2001-2006 là 4,4 , đây là mức cao so với Trung Quốc 4,0 và so với các nước Đông Á và Đông Nam Á ở giai đoạn phát triển tương tự như Việt nam ( chỉ ở khoảng 3). Chính vì vậy, các dự án FDI được hoạt động hiệu quả sẽ sử dụng được tối đa các nguồn lực đồng thời tăng được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đây cũng là mong muốn không chỉ của nhà đầu tư mà của cả với Việt nam là nước nhận đầu tư. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tìm ra những nguyên nhân khiến cho dự án FDI bị thất bại trong quá trình thực hiện, tìm cách khắc phục các nguyên nhân đó nhằm tăng hiệu quả trong thực hiện các dự án FDI.

3. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều dự án FDI gặp thất bại trong quá trình thực hiện: trong quá trình thực hiện:

Trên thực tế, các dự án FDI trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lâm vào tình trạng dự án treo, nhiều trường hợp phải giải thể, rút giấy phép đầu tư do nhiều nguyên nhân, có thể là những nguyên nhân từ phía môi trường đầu tư thay đổi, sự thay đổi trong chính sách đầu tư của công ty mẹ… nhưng nguyên

nhân quan trọng là do công tác chuẩn bị đầu tư đối với dự án FDI chưa tốt. Các dự án FDI bị giải thể trước thời hạn là do cả các nhân tố khách quan và chủ quan tác động, trong đó có một số nguyên nhân như:

Hình 2.4 – Nguyên nhân khiến nhiều dự án FDI phải giải thể trước thời hạn

Từ hình trên, ta có thể thấy, một trong những nguyên nhân khiến dự án FDI bị giải thể là do môi trường pháp lý của Việt nam vẫn còn chưa hoàn thiện, còn có nhiều thay đổi, thiếu tính minh bạch và có thể dự đoán được, đặc biệt là các điều kiện có liên quan tới ưu đãi đầu tư và thuế thu nhập doanh nghiệp khiến cho nhà đầu tư khi tiến hành lập dự án đã không lường trước được những thay đổi này, nhất là khi dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đi vào triển khai.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như các thủ tục xin giao đất, thuê đất tuy đã có nhiều thay đổi nhưng còn phiền hà, vẫn còn có những tiêu cực liên quan tới thỏa thuận về đất đai cho dự án, nhiều dự án phải kéo dài thời gian chuẩn bị cũng như triển khai khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như nhà đầu tư thay đổi phương thức kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài thiếu thiện chí, vi phạm pháp luật… dẫn tới dự án không thể tiếp tục triển khai như đã định hoặc bị rút giấy chứng nhận đầu tư.

Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân chính khiến cho nhiều dự án FDI bị giải thể trước thời hạn là do công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, đây có thể là nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư nhưng cũng bao gồm cả nguyên nhân

Dự án FDI phải giải thể trước thời hạn

Thủ tục hành chính chính

Do thay đổi của môi trường pháp môi trường pháp lý Chuẩn bị đầu tư chưa tốt Các nguyên nhân khác

khách quan do sự hỗ trợ từ phía Việt nam trong giai đoạn này chưa tốt, nhất là yếu tố thông tin tới nhà đầu tư còn thiếu khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị. Nguyên nhân chủ quan là từ phía nhà đầu tư khi lập dự án đã không tính tới các rủi ro có thể gặp phải, nghiên cứu thị trường không chuẩn xác khiến khi dự án đi vào hoạt động thì thực tế diễn ra khác biệt hoàn toàn so với trong dự án ban đầu hay trong các liên doanh là sự yếu kém của phía Việt nam sự chuẩn bị cần thiết trước khi tiếp cận đối tác nước ngoài cũng như kinh nghiệm đàm phán thấp, thiếu thông tin về nhà đầu tư nước ngoài cũng như không đủ năng lực thẩm định dự án nên các cuộc đàm phán thường kéo dài, chất lượng hợp đồng thấp, hồ sơ dự án phải sửa đổi nhiều lần dẫn tới thua thiệt về lợi ích cho phía Việt nam.

Chuẩn bị đầu tư là hoạt động của bản thân nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án nhưng đồng thời với quá trình này các điều kiện từ phía môi trường đầu tư của Việt nam cũng có ảnh hưởng tới kết quả chuẩn bị tốt hay không của dự án FDI. Phần sau đây sẽ tập trung tìm hiểu về thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam, tập trung vào thực tế trong công tác chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cũng như sự hỗ trợ trong công tác này từ phía Việt nam trong quá trình nhà đầu tư chuẩn bị cho dự án FDI.

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)