Hiệu quả kinh tế-xã hội từ những dự án FDI được thực hiện trong thời gian qua (1988-2007):

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 49)

I. Tổng quan về FDI của Việt nam qua 20 năm tiến hành hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (1987 – 2007):

2.Hiệu quả kinh tế-xã hội từ những dự án FDI được thực hiện trong thời gian qua (1988-2007):

thời gian qua (1988-2007):

2.1. Những thành công trong thu hút FDI và hiệu quả kinh tế - xã hội mà các dự án FDI được cấp phép mang lại : các dự án FDI được cấp phép mang lại :

2.1.1. Những thành công của Việt nam trong thu hút FDI:

Số lượng dự án FDI ngày càng tăng qua các năm. Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút đầu tư nước ngoài 1988 – 1990, số lượng dự án FDI mới chỉ là 214 thì qua các năm sau, số lượng dự án không ngừng tăng lên cho tới thời điểm trước năm 1997. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, số lượng dự án FDI vào Việt nam bị suy giảm trong giai đoạn 1997 – 1999 và dần hồi phục vào khoảng 2000 – 2003. Từ năm 2004 đến nay, số lượng dự án FDI đăng kí mới tăng lên rất nhanh. Năm 2007 là năm chứng kiến lượng vốn FDI đăng kí tăng kỉ lục với 20,3 tỉ USD vốn đăng kí, trong đó chủ yếu là đăng kí mới. Số lượng dự án FDI đăng kí mới năm 2007 là 1400, gấp 7 lần so với cả giai đoạn đầu thu hút đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, dù có giai đoạn đi xuống do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á nhưng những năm gần đây quy mô vốn đăng kí cũng như số lượng dự án FDI tăng nhanh nên quy mô vốn bình quân trên một dự án cũng tăng theo. Nếu như các dự án FDI trước đây đa phần là các dự án có quy mô nhỏ và vừa thì trong những năm gần đây đã có những dự án rất lớn, có quy mô hàng tỉ USD như dự án xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long với vốn đầu tư trên 2 tỉ USD, dự án xây dựng nhà máy kiểm định chip bán dẫn của Intel (1 tỉ USD), dự án xây dựng nhà máy thép

của công ty thép POSCO (1,126 tỉ USD) và sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Trong quá trình thực hiện dự án FDI tại Việt nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã kinh doanh có lãi, tỏ ra tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt nam. Từ đó, họ có những cam kết làm ăn lâu dài, nhiều dự án đã tăng vốn khi tiến hành triển khai như dự án xây dựng nhà máy kiểm định chip của Intel vốn dự tính ban đầu là 650 triệu USD đã xin tăng vốn lên 1 tỉ USD.

2.1.2. Hiệu quả mà các dự án FDI được thực hiện mang lại với kinh tế - xã hội của Việt

nam:

Các dự án FDI được thực hiện đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt nam. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cùng với khu vực tư nhân trong nước là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế, gia tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động, đồng thời góp phần tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện của mình, những khó khăn, vướng mắc với nhà đầu tư nước ngoài dần được tháo gỡ thông qua những sửa đổi của hệ thống luật về đầu tư đã giúp cho môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, từ đó lại thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thực hiện dự án tại Việt nam.

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn FDI tới phát triển kinh tế - xã hội, có thể tổng hợp lại ở một số điểm như:

Về mặt kinh tế:

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 49)