Cơ hội của mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU (1969 – 2005) (Trang 88 - 91)

Cơ hội quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày càng được củng cố và nhanh chóng phát triển điều này được thể hiện thông qua nhiều hiệp định thương mại song phương với từng nước Bắc Âu, các hiệp định hỗ trợ phát triển của các nước Bắc Âu cho Việt Nam.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu phát triển đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Việt Nam nhanh chóng thâm nhập vào thị trường EU, mở rộng thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam, nhờ tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, công nghệ tiến bộ mà Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển năng lực kỹ thuật công nghệ, đầu tư kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao.

Mặc dù, chưa phải là những nước có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam nhưng các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp của các nước Bắc Âu cũng đã có nhiều dự án đầu tư và làm ăn có hiệu quả ở nước ta như: Terraco (Thụy Điển), F.Lsmidth (Đan Mạch) - vật liệu xây dựng; ABB – sửa chữa bảo trì hệ thống và thiết bị điện; Telenor (Na Uy), Comvik/Kinnevik (Thụy Điển) – thông tin di động; IKEA…

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước Châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vì vậy Việt Nam luôn được các nước Bắc Âu đánh giá cao và dành nhiều khoản ưu đãi cho chính sách viện trợ, hợp tác kinh doanh…Tại Hội nghị ASEM lần thứ 2 tổ chức tại London (1998) đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho quan hệ song phương, đa phương giữa Việt Nam với từng nước thành viên

trong tổ chức này, tham gia vào ASEM Việt Nam không những có cơ hội hợp tác với nhiều nước thành viên có nền kinh tế phát triển mà còn học được nhiều bài học về tính chuyên nghiệp trong sản xuất, trình độ quản lý khoa học để phục vụ lợi ích quốc gia.

Ngoài ra, các diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam với các nước Bắc Âu, “Ngày Việt Nam” ở Thụy Điển được chính phủ Việt Nam tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng của kinh tế đối ngoại nước ta, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu cho tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Đồng thời qua đó các doanh nghiệp của mỗi bên có cơ hội tìm hiểu, ký kết nhiều hợp đồng kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam.

Trong quan hệ thương mại, Việt Nam được các nước Bắc Âu xem là một thị trường nhiều tiềm năng với số dân hơn 80 triệu người, sau khi Hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam với EU được ký kết (1995) kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu đã tăng lên liên tục và ổn định qua từng năm. Bên cạnh đó, Việt Nam xem các nước Bắc Âu là một trong những đối tác quan trọng trong chính sách hợp tác phát triển lâu dài của Việt Nam, một thị trường xuất nhập khẩu nhiều tiềm năng cần phải khai thác.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, cà phê, thủ công mỹ nghệ…được xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu ngày càng nhiều, nhiều tập đoàn hàng đầu của Bắc Âu đã và đang tăng cường các quan hệ buôn bán thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu. Tập đoàn IKEA (Thụy Điển) – tập đoàn chuyên cung cấp các loại đồ dùng gia đình có hệ thống các cửa hàng ở 22 quốc gia trên thế giới, hàng năm nhập khẩu khoảng 100 triệu USD giá trị hàng hóa từ Việt Nam. Theo ông August Wingardh trưởng đại diện IKEA ở Hà Nội đã nhận xét về Việt Nam, Việt Nam có lực lượng lao động tay nghề cao, hàng thủ công

mỹ nghệ chất lượng tốt, ổn định về chính trị, chính phủ khuyến khích kinh doanh, nguyên liệu sản xuất đa dạng, chi phí lao động thấp vì thế IKEA đang xúc tiến tìm kiếm khả năng sản xuất các loại hàng kim loại, nhựa, mây tre lá, gỗ đặc, gốm sứ, dệt may, phía IKEA cùng với Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đã xúc tiến cho hoạt động thương mại xuất khẩu này.

Các doanh nghiệp Việt Nam phối hợp cùng với chính phủ tham gia vào các hội chợ hàng hóa được tổ chức tại Bắc Âu, tăng cường xúc tiến thương mại tìm kiếm đối tác kinh doanh. Đây là một nhân tố quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm, thâm nhập và đứng vững trên thị trường khó tính như Bắc Âu.

Thông qua các hội chợ, diễn đàn doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hướng dẫn xây dựng thương hiệu, tìm hiểu thông tin về thị trường, tìm hiểu thị hiếu và xây dựng, lựa chọn định hướng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực để xâm nhập vào thị trường này, nếu thành công ở thị trường Bắc Âu cũng có nghĩa là hàng hóa Việt Nam sẽ dễ dàng vươn tới những thị trường khác trong EU.

Để tăng cường phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB) đã ký kết với chính phủ Việt Nam các hiệp định về hạn mức tín dụng để tài trợ cho các dự án đầu tư của các nước Bắc Âu trong các lĩnh vực viễn thông, thủy điện nhỏ, công nghiệp chế biến, đào tạo nghề, trang thiết bị y tế, môi trường…

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng ở Châu Á chỉ xếp sau Trung Quốc, cho nên Việt Nam được các doanh nghiệp Bắc Âu đánh giá cao, điều này hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Các nhà đầu tư Bắc Âu đã đầu tư vào Việt Nam những lĩnh vực thuộc lợi thế như công nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất vật liệu cao cấp, ứng dụng những công nghệ kỹ thuật vào sản xuất thiết bị thông tin viễn

thông, các dự án xử lý môi trường, xử lý chất thải, phát triển công nghệ hóa dầu…

Việt Nam với các nước Bắc Âu đã có quan hệ hợp tác thân thiện từ lâu, ngoài những chính sách hỗ trợ phát triển cho Việt Nam liên tục tăng lên qua từng năm, các nước Bắc Âu còn có những chính sách khuyến khích hàng hoá, hỗ trợ cho Việt Nam rất nhiều trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa vào nước họ.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, rõ ràng với việc hoàn chỉnh nhiều bộ luật cơ bản theo tiêu chuẩn của WTO, Việt Nam cũng đã có những chuyển biến mới tích cực trong việc hoàn thiện khung pháp lý cũng như môi trường kinh doanh và đầu tư trong nước nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư Bắc Âu đang hoạt động tại Việt Nam và phù hợp với những yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tóm lại, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày một phát triển chính là kết quả của sự tương đồng về lợi ích kinh tế và chính sách “mở cửa” đa phương hóa, đa dạng hóa của cả hai bên. Thông qua tổ chức ASEAN, ASEM, uy thế chính trị của Việt Nam ngày càng cao, góp phần tạo nên thế cân bằng chiến lược và cơ hội thuận lợi cho quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU (1969 – 2005) (Trang 88 - 91)