Tình hình thế giới, khu vực và tình hình trong nước

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU (1969 – 2005) (Trang 52)

2.3.1.1. Tình hình thế giới, khu vực

Thế giới vẫn tiếp tục ổn định trong những năm đầu thập niên 90 với những thỏa thuận ngầm theo xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng trở thành một nhu cầu quan trọng, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế được xem là một nhân tố có tính quyết định đến việc tăng cường sức mạnh của mọi quốc gia trên thế giới. Các quốc gia muốn chứng tỏ sức mạnh của mình trên trường quốc tế đều tìm mọi cách tăng cường sức mạnh kinh tế trên cơ sở phát triển mạnh khoa học công nghệ.

Một số nước đang phát triển nhu cầu liên kết hợp tác với khối các nước phát triển là một nhu cầu quan trọng nhất vì tranh thủđược nguồn vốn, kỹ thuật –

công nghệ, tìm kiếm và mở rộng thị trường đồng thời học tập kinh nghiệm quản lý, tổ chức kinh doanh có hiệu quả của các nước phát triển.

Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI những biến động lớn diễn ra trên thế giới, tương quan lực lượng giữa các nước lớn đang có lợi cho Mĩ, một bộ phận chính giới Mĩ tiếp tục mong muốn xây dựng một thế giới đơn cực do Mĩđứng đầu. Tuy nhiên, do xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, những bất ổn trong tình hình thế giới, những thế lực Hồi giáo cực đoan với những chính sách khủng bố đã gây không ít khó khăn cho Mĩ, Mĩ không đủ khả năng để thiết lập một trật tự thế giới đơn cực mà phải dựa vào các cường quốc khác cùng ý thức hệ với Mĩ hay các tổ chức quốc tế lớn đặc biệt là Liên Hiệp Quốc.

Sự trổi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự lớn mạnh của Nhật Bản ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời sự tăng trưởng của các nước Tây Âu đã hình thành nên một thế giới đa cực. Một thế giới trong đó quan hệ hợp tác và cạnh tranh là một xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và cùng nhau đối phó với những vấn đề an ninh chính trị toàn cầu nên các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt tăng cường khả năng hợp tác với các khối nước, các khu vực trên thế giới.

Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật được coi là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Quá trình toàn cầu hóa chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường đã lan rộng khắp nơi. Muốn phát triển kinh tế hội nhập vào kinh tế toàn cầu và khu vực, các nước dù là nước đang phát triển hay đã phát triển với trình độ cao đều muốn tăng cường phát triển kinh tế thì không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận và đẩy mạnh kinh tế thị trường, tăng cường khả năng hợp tác quốc tế với những hệ thống kinh tế - xã hội khác nhau.

Các quốc gia Đông Nam Á tăng cường hợp tác kinh tế với nhau thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào chếđộ kinh tế xã hội và ý thức hệ nên đưa kinh tế ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng với tốc độ cao, năm 2003 tốc độ tăng trưởng của ASEAN đạt 4,5%. ASEAN và Châu Á dần dần trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn của các nước phương Tây, các nước ASEAN tham gia vào các tổ chức liên minh kinh tế tiểu khu vực và hoạt động có hiệu quả ở nhiều khu vực của Châu Á như APEC, ASEAN, AFTA, ASEM… Việt Nam gia nhập vào ASEAN đã tạo nhiều lợi thế kinh tế cho Việt Nam trong đó có việc thu hút nguồn vốn của các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như EU và Mĩ thông qua mối quan hệ đa phương giữa ASEAN với EU. Chính xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại của các quốc gia, các khu vực, mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với EU nói chung và mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với ciác nước Bắc Âu nói riêng đều vì lợi ích chung của mỗi quốc gia và lợi ích chung trong quá trình toàn cầu hóa.

2.3.1.2. Tình hình trong nước

Bước sang thế kỷ XXI trên thế giới và khu vực có những thay đổi nhanh chóng, các quốc gia lớn lần lượt thay đổi những chính sách sâu rộng của mình với các đối tác trong quan hệ chính trị - kinh tế.

Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực đặt Việt Nam trước những thuận lợi và những khó khăn mới đòi hỏi Đảng và nhà nước Việt Nam phải có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn những biến đổi của tình hình thế giới để từ đó đề ra những chính sách đối ngoại phù hợp. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/ 1996) đã khẳng định quyết tâm đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế nhưng vẫn giữ gìn được an ninh chính trị của đất nước “Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa đểđẩy

mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [27, tr 120].

Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995) các mối quan hệ hợp tác của Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Với phương châm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ vững độc lập tự chủ, bản sắc dân tộc, an ninh quốc gia và ổn định đất nước. Các mối quan hệ quốc tế mới giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới xích lại gần hơn. Năm 1997 là một năm đánh dấu bước chuyển mình nhanh chóng trong hoạt động ngoại giao của nước ta, công tác ngoại giao của Đảng và nhà nước đã chuyển hướng mạnh sang “phục vụ kinh tế”, ngoại giao kinh tế gắn liền với việc chủ động hội nhập kinh tế nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Do nhạy bén đánh giá đúng tình hình thế giới và khu vực, chủ động hội nhập kinh tế thế giới nên trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi rõ rệt, GDP tăng lên liên tục qua từng năm, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm, nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam cũng tăng lên góp phần giải quyết một nguồn vốn lớn cho nhu cầu phát triển trong nước, ngoài ra Việt Nam cũng tận dụng và thu hút một số lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

2.3.2. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu từ năm 1996 đến

năm 2005

2.3.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao

Trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới cùng với những hoạt động thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan hệ hợp tác chính trị giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu ngày càng được củng cố và phát triển, các bên đã mở rộng mối quan hệ ngoại giao với nhau, nếu như trước đây Na Uy chỉ mở Văn phòng đại diện cơ quan phát triển quốc tế (NORAD) tại Hà Nội thì

đến tháng 10/1996 để thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai nước Na Uy đã mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Năm 2005 đánh dấu mối quan hệ toàn diện giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu bằng việc Việt Nam mở Đại sứ quán Việt Nam tại Helsinki (Phần Lan).

Các bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc và trao đổi cấp cao, những cuộc viếng thăm này đã tăng cường mối quan hệ đoàn kết vốn có từ trước giữa các bên đồng thời xây dựng và phát triển mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhất là sau khi Mĩ thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam.

Về phía Việt Nam, có chuyến thăm và làm việc với chính phủ Vương quốc Đan Mạch của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ( 8/1998); trong chuyến công tác sang Cuba Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã ghé đến làm việc ở Thụy Điển (7/1999); chuyến thăm 4 nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy) của Thủ tướng Phan Văn Khải (9/1999) đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Thủ tướng Phan Văn Khải đến các nước này trên cương vị Thủ tướng để tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời đặt nền móng cho khuôn khổ quan hệ giữa Việt Nam với Bắc Âu hướng tới thế kỷ XXI.

Trong chuyến viếng thăm này Thủ tướng Phan Văn Khải đã hội kiến với Thủ tướng Phần Lan PaavoLiponen và Thủ tướng Na Uy Kien Mane Bondovich, giữa các Thủ tướng đã trao đổi về những phương hướng và biện pháp nhằm phát triển, mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác song phương giữa các nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư cho tương xứng với tiềm năng và mong muốn của mỗi nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm sang thăm 4 nước Bắc Âu (11/2001); Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên sang thăm và làm việc ở Thụy Điển, Đan Mạch (6/2002) trong cuộc tiếp xúc song phương giữa các bên đều đi đến nhất trí cùng tăng cường mối quan hệ chính trị, trao đổi các đoàn thăm viếng các cấp nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau; Thủ tướng Phan Văn Khải sang

Đan Mạch tham dự Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM 4) được tổ chức ở đây (9/2002); Phó Thủ tướng Vũ Khoan có đến 2 lần sang thăm Thụy Điển vào năm 2003 và tháng 11/2004, đặc biệt vào tháng 11/2004 Phó Thủ tướng Vũ Khoan sang Thụy Điển tham dự “Ngày Việt Nam” ở Thụy Điển nhằm xúc tiến hoạt động thương mại giữa hai nước, sau khi làm việc với Thụy Điển Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã sang thăm Phần Lan và Đan Mạch, ở các buổi làm việc lãnh đạo cấp cao của Phần Lan và Đan Mạch đều cam kết tiếp tục ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với EU và sớm gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), cam kết sẽ khuyến khích các doanh nghiệp của hai nước tăng cường đầu tư buôn bán với Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều đoàn đại biểu cấp cao thuộc các Bộ, Quốc hội đã có những chuyến công tác tại các nước Bắc Âu như: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu sang thăm và làm việc với Quốc hội Na Uy (2002); ông Đổ Quang Trung - Bộ trưởng Bộ Nội vụ sang thăm và làm việc với nhà nước Đan Mạch (4/2003); Bộ trường tài nguyên môi trường Mai Ái Trực sang thăm Đan Mạch (2003); Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà sang thăm Phần Lan (2004); Bí thư thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng sang thăm Đan Mạch (6/2004).

Về phía các nước Bắc Âu, có nhiều đoàn đại biểu, các vị lãnh đạo, các cá nhân sang thăm và làm việc với Việt Nam. Phía Na Uy, có chuyến viếng thăm hữu nghị Việt Nam của Thủ tướng Gro Harlem Brundtland (10/1996) đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Na Uy kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm của Thủ tướng Na Uy có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa hai nước, phát triển lên tầm cao những khả năng hợp tác còn tiềm tàng của mỗi bên trong thời kỳ mới - thời kỳ Việt Nam là thành viên của ASEAN, trong chuyến thăm này nhiều Hiệp định đã được ký kết giữa chính phủ hai nước như Hiệp định về điều khoản và thủ tục chung về hợp tác, Hiệp

định về hỗ trợ phát triển hệ thống quản lý an toàn, môi trường lao động và kiểm soát ô nhiễm ngành dầu khí [113]; chuyến thăm của đoàn đại biểu Quốc hội Na Uy (9/2002); chuyến thăm của nhà vua Harald V và hoàng hậu Sonia (11/2004); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có buổi tiếp Nhà vua Harald V, trong chuyến viếng thăm này chính phủ Na Uy đã ký kết với Việt Nam Hiệp định về hợp tác phát triển giữa hai nước trong giai đoạn 2005 -2010 và Hiệp định hỗ trợ xây dựng Luật thủy sản có trị giá 3,36 triệu USD [98].

Phía Đan Mạch, năm 2000 có những chuyến viếng thăm của Bộ trưởng tư pháp Đan Mạch và Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao; chuyến thăm của Thứ trưởng ngoại giao Đan Mạch Peter Hansen (5/2002); năm 2003 Việt Nam hân hạnh được đón tiếp Hoàng thân Henrik và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội sang thăm; Bộ trưởng ngoại giao Đan Mạch sang tham dự Hội nghị cấp cao Á –Âu (ASEM 5) vào tháng 10/2004, tại buổi tiếp kiến giữa Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên với Ngoại trưởng Đan Mạch Per Stig Moller, chính phủ Đan Mạch cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và việc Việt Nam ứng cử vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc khóa 2008 – 2009.

Phía Thụy Điển, có chuyến viếng thăm của Bộ trưởng ngoại giao Anna Lindh (9 -10/8/2001); Bộ trưởng thương mại Leif Pagrotsky sang thăm và dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEM lần 3 (10 -11/9/2001); Nhà vua Thụy Điển Carl XVI Gusstaf và hoàng hậu đã sang thăm Việt Nam (2/2004); Thủ tướng Goran Persson và Ngoại trưởng Laila Freivals sang thăm Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 (10/2004).

Phía Phần Lan, có chuyến viếng thăm của Bà Paula Lehtomaki -Bộ trưởng ngoại thương và phát triển Phần Lan, cùng đi với Bà có đoàn doanh nghiệp Phần

Lan sang tìm cơ hội hợp tác với Việt Nam (2004); Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM 5) hân hạnh tiếp đón Thủ tướng Phần Lan Matti Vanhanen. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra Việt Nam còn tiếp đón nhiều phái đoàn thuộc các Bộ, các tổ chức, các cá nhân của các nước Bắc Âu sang thăm Việt Nam như: Hilde Fraord - Bộ trưởng hợp tác phát triển Na Uy (11/1998), công chúa Na Uy Marth Louise (12/1999), Quốc vụ khanh phụ trách thương mại Thụy Điển (12/1999), Bộ trưởng văn hóa Thụy Điển Marita Olvskog (28/5 – 2/6/2000), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Đan Mạch (11/1998)…

2.3.2.2. Quan hệ hỗ trợ phát triển

Hỗ trợ phát triển từ lâu được coi là xương sống của mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Bắc Âu. Viện trợ của các nước này đóng vai trò to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua. Từ năm 1996 những hoạt động hỗ trợ phát triển của các nước Bắc Âu cho Việt Nam liên tục tăng lên, đầu thế kỉ XXI mặc dù trên thế giới có sự suy thoái kinh tế nhưng các nước Bắc Âu cam kết vẫn đảm bảo và tăng cường nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách xóa đói giảm nghèo, cải cách luật pháp… nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Hỗ trợ phát triển của Thụy Điển cho Việt Nam

Tiếp tục chính sách hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong các dự án lâm nghiệp, bảo vệ rừng, bảo vệ đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn 5 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) trong giai đoạn 1996 -2000 trong chính sách hỗ trợ phát triển của Thụy Điển chủ yếu tập trung vào 3 mục tiêu: thứ nhất, phát triển năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ từ trung ương xuống tỉnh, huyện, xã của 5 tỉnh để giúp các cộng đồng, các hộ nông dân ở đây đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình. Thứ hai, xây dựng, thể nghiệm các phương pháp và hệ thống để có thể chuyển

biến đất đồi núi trọc ở vùng dự án trở thành đất sử dụng có khả năng sản xuất bền vững. Thứ ba, là xây dựng các chính sách, đề xuất các biện pháp và hướng dẫn dân thực hiện nhằm phát triển sản xuất bền vững ở miền núi dựa trên các hoạt động phát triển phương pháp và năng lực tổ chức thực hiện ở 5 tỉnh [35, tr 59].

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC BẮC ÂU (1969 – 2005) (Trang 52)