NHẬN XÉT CHUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống ngô (Trang 34 - 36)

Trong những năm gần đây phương hướng sản xuất ngô ở nước ta là cần tăng cường diện tích trồng ngô lai năng xuất cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất để đạt và vượt mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất ngô Việt Nam vẫn phải nhập nội rất nhiều các giống ngô mà vẫn có những mùa bị thất thu do giống không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu hóa sinh hạt ngô nhằm tìm ra các giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định là góp phần chọn được các giống có năng suất và chất lượng ổn định.

Những công trình đánh giá sự di truyền của cây ngô ở nước ta còn ít. Sự đa dạng di truyền sẽ chỉ ra được mức độ sai khác giữa các giống ngô nghiên cứu ở mức độ phân tử đồng thời giải thích được tính đa dạng nguồn gen của cây ngô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Chƣơng 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1. Vật liệu thực vật

Sử dụng 14 giống ngô làm vật liệu nghiên cứu. Nguồn gốc, đặc điểm nơi thu mẫu được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Danh sách 14 giống ngô nghiên cứu

STT Giống Nguồn gốc Đặc điểm nơi thu mẫu

1 TL Trà Lĩnh – Cao Bằng Địa hình cao

2 VN Lâu Thượng – Võ Nhai Địa hình cao

3 CB Phục Hoà – Cao Bằng Địa hình cao

4 SLO Bản Lầm – Sơn La Địa hình cao

5 T26 Sông Bằng – Cao Bằng Địa hình cao

6 SL Bản Đen – Sơn La Địa hình cao

7 SLV Bản Cóc – Sơn La Địa hình cao

8 TQ Hàm Yên – Tuyên Quang Địa hình cao

9 ÔL Phú Lương – Thái Nguyên Địa hình cao

10 ĐP Phú Bình – Thái Nguyên Trung du

11 LC Than Uyên – Lai Châu Địa hình cao

12 SLT Bản Cóc – Sơn La Địa hình cao

13 YB Văn Chấn – Yên Bái Địa hình cao

14 T4 Quyết Thắng – Thái Nguyên Trung du

2.1.2. Hoá chất

Sử dụng các loại hoá chất tinh khiết nhập từ các nước Mỹ, Trung Quốc, Đức, Anh, Thụy Điển như: Tris, EDTA, CTAB, taq – polymerase, agarose, buffer PCR, MgCl2, dNTPs, NaCl, sorbitol, NaH2PO4.2H2O… và các hoá chất thông dụng khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

2.1.3. Thiết bị

Nồi hấp khử trùng (Sturdy - Tai Wan); Lò vi sóng (Sharp); Máy soi gen tia UV (Weatea - USA); Nguồn điện di DNA (USA); Máy li tâm (Hettich – Germary); Máy lắc nhuộm DNA (UK); Cân điện tử; Máy khuấy trộn Vortex; Máy đo pH (Mettler Toledo); Bể ổn nhiệt; Tủ sấy (Memmert); Tủ cấy vô trùng; Tủ lạnh sâu -20o

C, -80oC (Sanyo, Nhật Bản); Máy PCR (Applied Biosystems- Mỹ); Máy quang phổ (Thermo Electron). Và một số thiết bị khác như: ống eppendorf, đầu côn, pipet man, ống PCR… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống ngô (Trang 34 - 36)