Trần Nguyên Hãn 1645 9 90 65 1 1 4 12

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 35 - 45)

4 Nguyễn Huệ 1649 37 80 3 77 5 25 12 34

5 Đinh Tiên Hoàng 1539 33 71 1 70 26 16 29

*Nguồn: Sở GD&ĐT BR-VT

2.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP.Vũng Tàu

- Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng Tàu, tác giả tiến hành khảo sát thông qua bộ phiếu trưng cầu kiến.

Kết quả các tham số của đối tượng được trưng cầu ý kiến

 Cán bộ quản lý: - Tổng cộng: 30

- Công việc: CB lãnh đạo Sở: 4; Ban Giám hiệu: 8; Tổ trưởng Bộ môn: 18 - Trình độ chuyên môn: Không ghi: 3; Cử nhân: 21; Thạc sĩ: 6

- Giới tính: Nam: 15; Nữ: 15

- Thâm niên công tác: Không ghi: 2; Từ 6 đến 15 năm: 5; Từ 16 đến 25 năm: 11; 25 năm trở lên: 12

- Nơi công tác: Sở GD-ĐT BRVT: 4; Trường PTHT Đinh tiên Hoàng: 4; Trường PTHT Nguyễn Huệ: 6; Trường PTHT Lê Quí Đôn: 5; Trường PTHT Trần Nguyên Hãn: 7; Trường PTHT Vũng Tàu: 4

 Giáo viên: - Tổng cộng: 156

- Công việc: Không ghi: 4; Gíáo viên: 1152; Gíáo viên chủ nhiệm: 94 (kiêm nhiệm) - Trình độ chuyên môn: Không ghi: 19; Cử nhân: 127; Thạc sĩ: 10

- Giới tính: Nam: 67; Nữ: 89

- Thâm niên công tác: Không ghi: 7; dưới 5 năm: 39; từ 6 đến 15 năm: 63; từ 16 đến 25 năm: 24; 25 năm trở lên: 23

- Trường nơi công tác : Trường PTHT Đinh tiên Hoàng: 31; Trường PTHT Lê Quí Đôn: 28; Trường PTHT Vũng Tàu: 26; Trường PTHT Nguyễn Huệ: 34; Trường PTHT Trần Nguyên Hãn: 37

 Học sinh: - Tổng cộng: 535

- Giới tính: Nam: 236; Nữ: 299

- Học lớp: Không ghi: 7; 10: 145; 11: 215; 12: 168

- Tại trường Trung học phổ thông: Trường THPT Trần Nguyên Hãn: 108; Trường THPT Vũng Tàu: 108; Trường THPT Nguyễn Huệ: 117; Trường THPT Đinh tiên Hoàng: 105; Trường THPT Lê Quí Đôn: 97

Ghi chú:

(1) Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau:

Từ 4,5 đến 5: tốt, từ 3,5 đến 4,4: khá, từ 2,5 đến 3,4: trung bình, dưới 2,4: kém. Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽ biết việc đánh giá ở mức độ nào so với trung bình cộng.

(2) Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng

- N: số khách thể tham gia nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng

Bảng 2.4. Ý kiến của GV về thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng

Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

GV cập nhật tài liệu giảng dạy. 4,42 0,58 1

GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng. 4,00 0,35 4 Mục tiêu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV. 3,95 0,58 5

GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp khi soạn bài. 4,01 0,38 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS. 3,60 0,61 8 GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung & phương pháp. 3,32 0,66 9 GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu 3,91 0,57 7

Bài giảng của GV được soạn theo đúng lịch trình giảng dạy. 4,14 0,72 2

Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho HS học tập. 3,92 0,59 6

Nhìn vào kết quả bảng 2.4. ta thấy GV tự đánh giá việc thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng ở mức độ khá tốt, các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức về công việc chuẩn bị dạy học.

Trước tiên, việc cập nhật tài liệu giảng dạy; GV sử dụng tài liệu tham khảo để soạn bài giảng (thứ bậc1) là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy GV luôn quan tâm đến giáo trình giảng dạy và luôn có ý thức cập nhật những kiến thức bổ trợ bên ngoài SGK. Bên cạnh việc căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tôi đã tìm hiểu thực tế qua trò chuyện với một số GV. Họ đều có cùng quan điểm là công việc dạy học rất cần sự hỗ trợ của tài liệu tham khảo, và trong soạn giảng họ luôn sử dụng các nguồn tài liệu ngoài SGK.

Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS được xếp thứ bậc 2 được đánh giá mức độ khá (4,14). Điều này cho thấy GV thực hiện nghiêm túc quy định về soạn giảng trước giờ lên lớp. Đánh giá này cũng rất chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của các các trường.

GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp khi soạn bài (thứ bậc 3) và được đánh giá ở mức độ khá (4,01) cho thấy thực tế trình độ nhận thức của HS có sự khác biệt trong một lớp, giữa các lớp trong một trường,

hoặc giữa các trường trong TP. Từ thực tế đó đòi hỏi mỗi GV phải nắm bắt được trình độ và khả năng nhận thức của các đối tượng HS mà mình trực tiếp giảng dạy từ đó xây dựng những phương pháp truyền thụ, kỹ thuật lên lớp phù hợp.

Những nội dung GV tự đánh mức độ thực hiện thấp: GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu (thứ bậc 8). Kết quả khảo sát nội dung này cho thấy thực trạng được đánh giá đúng mức. Thực tế, đối với những tiết dạy thí nghiệm thực hành ở các môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, hoặc các giờ dạy thực nghiệm, hội giảng, chuyên đề thì GV có sự chuẩn bị tốt các thiết bị vật tư và các phương tiện hỗ trợ cho tiết dạy, còn đối với các bộ môn khác, phương tiện hỗ trợ dạy chủ yếu là CNTT. Số giáo viên làm tốt việc này ở các trường chưa nhiều; số còn lại chưa quan tâm nhiều đến khâu này. CBQL cần có biện pháp chỉ đạo sao cho GV thấy rằng việc chuẩn bị phương tiện trước giờ dạy là việc phải làm, và làm đồng bộ ở tất cả các môn học, làm thường xuyên.

GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung & phương pháp (xếp hạng thấp nhất: thứ bậc 9). Đây là nội dung duy nhất theo kết quả khảo sát được đánh giá ở mức độ trung bình cho thấy trong khâu thiết kế bài giảng, GV ít quan tâm đến những thông tin phản hồi từ phía HS để có sự điều chỉnh nội dung và phương pháp bài giảng. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết: phần lớn trong giờ dạy, GV chỉ mới giải đáp những vướng mắc của các em trên lớp, ít GV lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh lại việc soạn giảng. Thiết nghĩ đây là một khâu không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với lực lượng GV trẻ mới vào nghề. Làm tốt khâu này chính là GV đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tế khi đứng lớp. Điều chỉnh bài giảng không chỉ dừng lại một chiều theo suy nghĩ của GV mà phải lấy cơ sở từ thông tin phản hồi của HS.

Bảng 2.5. Ý kiến nhận xét của HS về mức độ thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng

Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

GV sử dụng tài liệu cập nhật để giảng dạy trên lớp 3,45 0,89 4

GV sử dụng thêm các tài liệu tham khảo để giảng dạy (ngoài giáo trình chính) 3,26 0,94 5 Mục đích yêu cầu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV 3,72 0,90 1

GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp. 3,49 0,93 3

Bài giảng của GV đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS. 3,54 1,03 2

GV điều chỉnh nội dung và phương pháp sau khi nhận ý kiến phản hồi từ HS. 3,14 1,07 6 GV chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực hành trước khi giờ giảng bắt đầu. 3,04 1,16 7

Kết quả điều tra cho thấy: Các nội dung mà HS cho rằng GV thực hiện tốt bao gồm: Mục đích yêu cầu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV (thứ bậc1); Bài giảng của GV đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS (thứ bậc 2); GV nắm rõ được trình độ chung của HS trong lớp (thứ bậc 3). Xét về điểm trung bình cộng các yếu tố trên được đánh giá ở mức độ khá tốt.

Bên cạnh đó, kết quả đánh giá của HS cũng cho thấy trong hoạt động chuẩn bị bài lên lớp của GV vẫn bộc lộ những khiếm khuyết nhất định.Ví dụ: GV điều chỉnh nội dung và phương pháp sau

khi nhận ý kiến phản hồi từ HS (thứ bậc 6); GV chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực hành trước khi giờ giảng bắt đầu (thứ bậc 7). Đây cũng chính là thực trạng tồn tại ở không ít GV trong quá trình chuẩn bị bài giảng như đã phân tích ở phần ý kiến đánh giá của GV. Giả thuyết nếu GV biết lắng nghe những ý kiến phản hồi từ phía HS trong giờ giảng và có những động thái tiếp thu, điều chỉnh. Hoặc như trong điều kiện thích hợp, ngoài việc chuẩn bị kỹ về kiến thức, nếu GV biết kết hợp vận dụng các thiết bị dạy học sẵn có trong nhà trường, các đồ dùng dạy học tự tạo để minh họa, thì bài giảng sẽ dễ gây hứng thú học tập từ phía HS, và giờ học có hiệu quả hơn.

Nhận xét mức độ thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng của GV do GV tự đánh giá và ý kiến đánh giá của HS:

- Kết quả cho thấy không có sự khác biệt lớn qua hai ý kiến đánh giá của GV và HS; các nội dung về mức độ thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng của GV đa số đều được đánh giá khá tốt, tuy có chênh lệch về thứ bậc nhưng không đáng kể. Đặc biệt hai nội dung được GV và HS đánh giá thứ bậc cuối: GV điều chỉnh nội dung và phương pháp sau khi nhận ý kiến phản hồi từ HS; và GV chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực hành trước khi giờ giảng bắt đầu, phần nào phản ánh nghiêm túc thực trạng về hoạt động thiết kế bài giảng của GV. Đây cũng chính là những tồn tại chủ quan cần được khắc phục.

2.3.2. Thực trạng về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy

Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình. 4,16 0,89 1

GV sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 3,25 0,70 26

GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. 2,68 1,35 28

GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong học tập. 2,77 0,81 27

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3,90 0,61 9

Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV theo đúng giáo trình. 3,83 0,68 14

GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của HS trong lớp. 3,94 0,65 8

GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài.

3,67 0,68 17

GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng. 3,35 0,80 25

Nội dung bài giảng của GV giúp HS giải quyết tốt những vấn đề trong thực hành và bài tập.

3,87 0,64 12

Bài giảng của GV trang bị cho HS tri thức, kỹ năng và thái độ. 3,81 0,72 15

Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 4,01 0,58 5

GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp. 4,00 0,36 6

GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của HS. 3,39 0,54 22

GV lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập trên lớp. 4,08 0,63 3

GV khuyến khích HS trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học 3,62 0,57 18

GV tạo niềm tin cho HS về khả năng học tập của mình. 3,89 0,41 10

GV tạo cơ hội để HS có điều kiện phát huy tính sáng tạo. 3,61 0,66 19

GV tạo cơ hội để HS chủ động tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong bài học.

3,88 0,46 11

GV đọc bài giảng cho HS chép. 2,66 0,75 29

GV hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho HS. 3,42 0,58 21

GV hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho HS. 3,39 0,62 23

GV hướng dẫn HS biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập 3,39 0,54 24 GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau. 3,77 0,58 16

GV tận tình giải đáp các câu hỏi của HS trên lớp. 3,87 0,51 13

GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học. 4,07 0,37 4

GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài học lần sau. 4,00 0,48 7

GV giao tiếp với HS với thái độ cởi mở, thân thiện. 4,10 0,42 2

Qua kết quả điều tra cho thấy:

Giảng dạy theo lịch trình và kỹ năng quản lý lớp dạy

GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình (thứ bậc 1), GV giao tiếp với HS với thái độ cởi mở, thân thiện. (thứ bậc 2), GV lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập trên lớp (thứ bậc 3), GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học (thứ bậc 4), Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt (thứ bậc 5), GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp (thứ bậc 6)

Theo kết quả trên cho thấy: GV rất quan tâm đến việc thực hiện lịch trình giảng dạy (thứ bậc 1), có thể nói đây chính là quy chế chuyên môn cần được thực hiện nghiêm túc. Tiếp theo về kỹ năng quản lý lớp được GV đánh giá lần lượt theo các thứ bậc từ cao xuống thấp thể hiện mức độ quan trọng của các nội dung quản lý lớp trong đó: GV giao tiếp với HS với thái độ cởi mở, thân thiện. (thứ bậc 2)… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Được đánh giá thấp nhất: GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp (thứ bậc 6). Ý kiến này bộc lộ những khiếm khuyết nhất định về phương pháp lên lớp của GV. Về mặt kỹ thuật lên lớp, GV cần phải biết lựa chọn kết hợp các phương pháp nhằm duy trì sự chú ý của người học và lôi cuốn họ vào hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Đây là điểm yếu của thực trạng.

 Phương pháp và kỹ thuật lên lớp

Những nội dung được đánh giá tốt bao gồm: GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài học lần sau (thứ bậc 7), GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của HS trong lớp (thứ bậc 8), Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để HS nghe, tốc độ vừa phải) (thứ bậc 9), và những nội dung GV tự nhận thấy mức độ thực hiện thấp: Bài giảng của GV trang bị cho HS tri thức, kỹ năng và thái độ (thứ bậc 15), GV sử dụng nhiều phương

pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau (thứ bậc 16), GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng HS có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài (thứ bậc 17)

Về phương pháp và kỹ thuật lên lớp, tác giả căn cứ vào kết quả đánh giá thứ bậc và kết quả trị trung bình nhận thấy rằng theo GV không phải các yếu tố được chọn lựa sắp xếp ở thứ bậc sau là ít được quan tâm vận dụng trong giờ lên lớp so với các nội dung xếp trước đó mà quan trọng là người GV phải thật sự uyển chuyển trong việc kết hợp lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật lên lớp sao cho phù hợp với đặc điểm nội dung bài giảng và đặc điểm đối tượng tiếp thu bài giảng. Kết quả về trung bình cộng không chênh lệch lớn, qua đó có thể nói rằng GV đã rất thận trọng khi cho ý kiến. Để kiểm chứng điều này có phải là thực trạng dạy học hiện nay, tác giả có trao đổi, trò chuyện với một số

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 35 - 45)