Quản lý đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý việc dạy học tiếng anh ở các khoa không chuyên ngành ngữ tại trường đại học Tiền Giang (Trang 46 - 47)

Tiềm lực và khả năng của đội ngũ giáo viên ở các trường học quyết định chất lượng đào tạo. Giảng viên ở các trường đại học phải có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy theo đúng chuẩn về cán bộ giảng dạy đại học của Bộ GD & ĐT, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đảm nhiệm.

Giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại các trường đại học yêu cầu tối thiểu phải có trình độ học vị thạc sĩ. Đối với một đơn vị giảng dạy tại các trường đại học sư phạm, tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị thạc sĩ

phải đạt từ 65 đến 95 % và tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ phải đạt từ 25 đến 45 % theo quy chuẩn của Bộ GD & ĐT đề ra.

Thực hiện giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho SV các khoa không chuyên ngữ, giảng viên vừa phải nắm vững toàn bộ chương trình bộ môn, vừa phải mở rộng tầm nhìn qua các tài liệu chuyên môn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho việc giảng dạy. Để giảng dạy tốt tiếng Anh chuyên ngành cho SV các khoa không chuyên ngữ, bên cạnh giáo trình bộ môn, giáo viên cần phải có những tài liệu hỗ trợ như: giáo trình chuyên ngành đào tạo, từ điển chuyên ngành, sách tham khảo liên quan đến kiến thức trong chương trình, tạp chí, sách báo nước ngoài liên quan đến môn học, các thông tin trên mạng Internet phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành….Và đồng thời, GV cần phải có phương pháp dạy học phù hợp với giáo trình và luôn có sự nâng cao trình độ học vấn để không những truyền đạt kinh nghiệm của bản thân cho SV mà còn cập nhật những tri thức mới, không để lạc hậu với người học trong lĩnh vực giảng dạy của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý việc dạy học tiếng anh ở các khoa không chuyên ngành ngữ tại trường đại học Tiền Giang (Trang 46 - 47)