Thực trạng về phân bổ lao động trong các ngành nghề, khu vực và các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 48 - 55)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng về phân bổ lao động trong các ngành nghề, khu vực và các thành phần kinh tế

kinh tế

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, đặc biệt là từ năm 1996 đến nay, cơ cấu kinh tế của Hải Dương đã có sự thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm GDP giảm 11,3% (từ 41,8 % năm 1996 xuống còn 30,5% năm 2003) trong khi tỷ trọng công nghiệp tăng 7,1% (từ 33,9% năm 1996 lên 41,0 năm 2003) còn tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 4,2% (từ 24,3% năm 1996 lên 28,50% năm 2003). Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Hải Dương trong thời gian qua diễn ra rất chậm. Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Số việc làm trong ngành công nghiệp hầu như tăng rất chậm. Năm 1997 cơ cấu lao động nông lâm nghiệp thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 82,5% - 9,58% - 7,93% ; năm 2003 là 77,73% - 11,23%- 11,04%. Trong 6 năm, lao động công nghiệp và dịch vụ chuyển dịch được 4,76%.

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

1996 1997 2000 2002 2003 Thay đổi Tổng GDP (tỷ đồng giá 94) 3620 4067 5036 6115, 8 6898, 6 1,9 lần Tổng số lao động (Người) 8574 40 8917 91 9307 80 9287 81 1,1 lần

Cơ cấu GDP giá HH (%) 100 100 100 100 100 - Nông, lâm, thủy sản 41,8 35,4 34,8 32,0 30,5 - 11,3 Công nghiệp và xây dựng 33,9 36,6 37,2 39,6 41,0 7,1

Dịch vụ 24,3 28,0 28,0 28,4 28,50 4,2

Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 -

Nông, lâm, thủy sản 82,5 82,52 80,31 77,73 - 4,77 Công nghiệp và xây dựng 9,58 9,01 10,6 11,23 1,65

Dịch vụ 7,93 8,47 9,10 11,04 3,11

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020.

Trong ngành công nghiệp và xây dựng, xu hướng tỷ trọng lao động tăng dần cùng với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Từ năm 1996 đến năm 2000,

tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trung bình là 19,76%, giai đoạn 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng trung bình là 23,05%. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 8,46% năm 1995 lên 12,0% năm 2003. Tuy nhiên, lao động phần lớn mang tính chất thủ công và nửa cơ khí, trang bị máy móc thiết bị kém, thể hiện qua tỷ trọng giá trị tài sản cố định thấp.

Trong công nghiệp, lao động tập trung chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chiếm 92% tổng lao động công nghiệp. Năm 2003, lao động đang làm việc trong ngành chế biến là 99.198 người trong tổng số 107.631 lao động công nghiệp. Trong đó, lao động được sử dụng nhiều trong các ngành: sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, chiếm 28%; sản xuất thực phẩm và đồ uống, chiếm 25%; sản xuất trang phục, chiếm 9,8%; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 8,7%. ở các ngành này, trong thời gian qua lao động cũng tăng nhanh, ví dụ: lao động trong ngành sản xuất trang phục tăng từ 4.861 lao động năm 1999 lên 9.727 lao động năm 2003. Lao động trong công nghiệp chế biến tăng với tốc độ nhanh, từ 56.458 người năm 1999 lên 99.198 người năm 2003. Lao động trong ngành công nghiệp khai thác tăng chậm hơn, từ 3.300 người năm 1999 lên 4.598 người năm 2003. Còn lao động trong khu vực sản xuất và phân phối điện, nước tăng rất ít, từ 3.096 người năm 1999 lên 3.835 người năm 2003.

Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế giảm nhẹ, từ 83,3% năm 1995 xuống 77,05% năm 2003. Trong khu vực nông nghiệp, lao động nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, 76,91% trong tổng số lao động trong nền kinh tế quốc dân, còn lao động thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, 0,89%. Từ năm 1996 đến nay, tỷ trọng lao động nông - lâm nghiệp có xu hướng giảm nhẹ: năm 1995 có 728.353 lao động nông, lâm nghiệp, chiếm 82,19% lao động trong nền kinh tế; đến năm 2003 giảm xuống còn 714.262 lao động, chiếm 76,91%. Lao động thủy sản có xu hướng tăng lên: năm 1995 có 3.592 người, chiếm 0,03% lao động trong nền kinh tế, đến năm 2003 tăng lên 7.656 người, chiếm 0,89%.

Trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp, lao động vẫn chủ yếu tập trung trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm (năm 2003 chiếm 72% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp).

Cơ cấu trên biểu hiện một trình độ phân công lao động thấp kém của khu vực nông thôn. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm: giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,4%, đến giai đoạn 2001 - 2003 giảm xuống còn 5,81%.

Như vậy, hiện nay ở Hải Dương cũng như cả nước, nông nghiệp vẫn là ngành thu hút lao động chính. Sự phân công lao động ở nông thôn mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng vẫn tỏ ra rất lạc hậu và tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt; ngành thủy sản có tiềm năng cho hiệu quả lớn nhưng quy mô còn quá nhỏ, tỷ trọng lao động thấp; sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm...

Trong khu vực dịch vụ, thời gian qua lao động có xu hướng gia tăng: năm 1995 có 72.446 lao động, chiếm 8, 24%, đến năm 2003 đã có 10.2561 lao động, chiếm 10,95%. Trong đó, lao động tăng nhanh nhất là trong các lĩnh vực thương nghiệp như vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, sửa chữa xe có động cơ, khách sạn, nhà hàng; ngoài ra số lao động làm thuê việc gia đình cũng có xu hướng tăng lên. Hàng năm có khoảng 40.000 thanh niên bắt đầu tham gia lực lượng lao động, đa số lực lượng lao động này sẽ gia nhập vào ngành dịch vụ nếu không có cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm: giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ bình quân hàng năm là 12,4%/ năm, đến giai đoạn 2000 - 2003 giảm đi còn 10,1%/năm. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng thấp hơn hẳn so với khu vực công nghiệp nhưng lại cao hơn hẳn so với khu vực nông nghiệp.

Sự gia tăng lao động trong ngành dịch vụ chủ yếu là do gia tăng việclàm khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực phi kết cấu. Theo số liệu điều tra,

lao động trong ngành thương mại Hải Dương những năm gần đây biến đổi theo chiều hướng lao động trong khu vực nhà nước giảm dần, lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước tăng lên. Năm 2002 có khoảng 2,7 vạn lao động tham gia hoạt động kinh doanh thương mại thì trong đó lao động thương mại ngoài khu vực nhà nước chiếm khoảng 85%. ở khu vực phi kết cấu, lao động thường có mức thu nhập thấp và không ổn định, song nó giúp cho những lao động mất việc làm ở thành thị và lao động thiếu việc làm ở nông thôn kiếm được thu nhập để tồn tại. Lao động tham gia khu vực này bao gồm: lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất hộ gia đình hoặc tự mình làm như: thợ may, thợ cắt tóc, xe ôm, bán hàng rong, làm thuê công việc gia đình... Trong những năm gần đây, khi lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước, lao động bị thất nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp tư nhân bị phá sản ngày càng nhiều, thì thị trường lao động này đã thu hút họ với rất nhiều các hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt. Như vậy, mặc dù vẫn còn mang nặng tính chất của loại dịch vụ cấp thấp nhưng khu vực dịch vụ ở Hải Dương đã thu hút một lượng lao dộng không nhỏ trong thời gian qua.

Hiện nay, lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có sự bất hợp lý này là do:

- Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 77%); khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế.

- Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông thôn còn quá thấp, khiến người lao động không hoặc khó có thể tìm cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận làm những công việc giản đơn, cha truyền con nối, dựa hẳn vào đồng ruộng.

- Số lao động hàng năm tăng lên nhanh, trung bình khoảng 6 nghìn người/năm. Nếu cộng cả số lao động còn dôi dư và thiếu việc làm thì vấn đề giải quyết việc làm là bài toán khó của địa phương.

Qua bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông và dịch vụ là rất nhỏ. Muốn chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cần phải quan tâm đến phát triển các khu công nghiệp, phát triển thủ công nghiệp, các làng nghề, phố nghề, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm mới cho người lao động và từng bưóc rút dần lao động ở nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp.

ở Hải Dương hiện nay, trong tổng số 946.694 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chỉ có 64.397 người làm trong khu vực nhà nước, chiếm 6,8% còn lại là lao động ở khu vực ngoài nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân, cá thể thu hút phần lớn (hơn 90%) lao động xã hội.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế

Số TT Thành phần kinh tế Số LĐ làm việc Tỷ lệ (%) Tổng số 946.694 1 Nhà nước 64.397 6,8 2 Tập thể 7.565 0,79 3 Tư nhân 52.533 5,5 4 Cá thể 814 .596 86,04

5 Có vốn đầu tư nước ngoài 7.603 0,8

Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm 2004.

Trong thời gian qua, mặc dù được ưu đãi về các khoản đầu tư song các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong tạo việc làm. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp vai trò chủ lực trong việc tạo việc làm cho lao động xã hội. Năm 2003, mặc dù kinh tế tư nhân, cá thể mới chiếm 14,5% giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng nhưng đã sử dụng 76% lao động toàn ngành công nghiệp. Trong tương lai, khu vực kinh tế tư nhân sẽ có khả năng tiếp nhận rất lớn lực lượng lao động nông thôn và lao động xã hội. Vì vậy,

trong thời gian tới, việc khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân là một trong những vấn đề quan trọng nhất để tạo ra việc làm cho người lao động.

Từ năm 1990, Hải Dương bắt đầu tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Sau 10 năm (đến năm 2000), trên địa bàn tỉnh Hải Dương mới có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết ở vị trí thuận lợi, nhất là ven đường quốc lộ 5. Đến năm 2003, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2575,7 tỷ đồng, chiếm 26,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nộp ngân sách đạt 315 tỷ đồng (trong đó, thuế nhập khẩu khoảng 238 tỷ đồng, nộp ngân sách địa phương 77 tỷ đồng), thu hút gần 8000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2002, tỉnh đã xúc tiến quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Đến nay đã quy hoạch xong 7 khu, trong đó có 6 khu được Chính phủ đưa vào danh mục các khu công nghiệp tập trung trong cả nước với tổng diện tích 642,75ha, trong đó 3 khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối tốt như: Nam Sách, Đại An và Việt Hoà, đã thu hút 24 nhà đầu tư thuê 130ha đất, chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Các khu công nghiệp tập trung khác đang trong tiến trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và có 20 dự án bỏ vốn vào đầu tư.

Ngoài ra, đã có 9 cụm công nghiệp, với diện tích 504,97ha đã được tỉnh phê duyệt, hiện đã thu hút 102 dự án với tổng diện tích cho thuê là 141,74ha và số vốn đăng ký là 1797 tỷ đồng, sử dụng được 22896 lao động: Cẩm Thượng, Việt Hoà, phía Tây Ngô Quyền (Thành phố Hải Dương), Hưng Thịnh (Bình Giang), Cộng Hoà (Chí Linh), An Đồng (Nam Sách), Lai Cách (Cẩm Giàng) và cụm Tầu Thuỷ (Kim Thành).

Như vậy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Hải Dương.

Những năm gần đây có sự chuyển dịch quan trọng của lao động trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong khu vực nông thôn: Lao động được chuyển

dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó các hộ gia đình ở nông thôn, các trang trại đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tính đến năm 2002, theo tiêu chí mới, Hải Dương có 174 trang trại, sử dụng 1.514,56 ha đất, thu hút 21,2 tỷ đồng vốn, 992 lao động và 131.296 ngày công lao động thời vụ.

Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình theo tinh thần nghị quyết 10 của Bộ chính trị là cách vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn. Việc phát huy vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của hộ nông dân trong thời kỳ qua là một nhân tố quyết định đem lại sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Từ 1995 đến 2003, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tính theo giá so sánh đã tăng 1,6 lần, từ 2.277 tỷ đồng năm 1995 lên 3.488 tỷ đồng năm 2003, trong đó giai đoạn 2000 - 2003 tăng trung bình 5,81%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của nông nghiệp cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Kinh tế hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh tế hộ nông dân và một số bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh ngành nghề, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thuần nông. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển (trạm khắc gỗ ở Đông Giao; làm bánh đậu xanh, bánh gai ở Hải Dương, Ninh Giang, đóng giầy da, nghề vàng bạc ở Châu Khê, nghề thợ mộc ở Cúc Bồ, nghề thêu ren ở Tứ Kỳ, trạm khắc đá ở Kính Chủ...) đang từng bước phát triển, tạo ra cục diện mới cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và đặc biệt đang tạo ra cơ hội thực hiện chuyển dịch và phân công lao động trên diện rộng.

Kinh tế tập thể theo mô hình cũ đang được chuyển đổi thành mô hình hợp tác kiểu mới dưới nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Hiện nay Hải Dương có 380 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Xu hướng chuyên ngành, đa ngành, đa dạng về tổ chức và nội dung ngày một tăng. Tuy nhiên, còn

Một phần của tài liệu Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w