Trở kháng và hệ số sóng đứng

Một phần của tài liệu Luận văn: Mô hình phủ sóng & giao thoa doc (Trang 36 - 37)

Để đạt được sự truyền công suất tối đa qua các kết nối connector, ví dụ như kết nối giữa một đường cáp đồng trục với anten, trở kháng đầu vào của anten phải phối hợp với trở kháng của đường truyền dẫn.

Nếu hai trở kháng này không phối hợp, thì sẽ có một lượng sóng phản xạ sinh ra, dội ngược trở lại nguồn phát tín hiệụ Khi đó sóng (điện áp) trên đường truyền là sự chồng chéo của cả sóng tới và sóng phản xạ. Hệ số giữa giá trị cực đại và cực tiểu của điện áp được định nghĩa là hệ số sóng đứng VSWR.

Hầu hết các hệ thống có trở kháng sóng là 50 Ohm. Do đó, anten phải được thiết kế sao cho có trở kháng sóng xấp xỉ 50 Ohm. Tham số VSWR 1.0:1 chỉ ra rằng anten có trở kháng sóng chính xác là 50 Ohm.

Tham số VSWR có giá trị càng bé càng tốt vì nó gây ra suy hao trực tiếp. Rõ ràng, nếu không có sự phối hợp trở kháng thì sẽ dẫn tới hiệu suất làm việc

của anten giảm sút cả khi nó thu hay phát tín hiệụ Đối với nhiều hệ thống, anten thường được thiết kế để làm việc tốt với hệ số VSWR nhỏ hơn 1.5:1.

Lấy ví dụ về suy hao VSWR:

Giả thiết chúng ta có hệ số VSWR là 1.5:1. Ta sẽ tính suy hao là bao nhiêủ

Hệ số phản xạ G có thể được xác định theo công thức dưới đây:

0,2 1 5 , 1 1 5 , 1 1 1 = + - = + - = G VSWR VSWR

Từ giá trị trên, ta tính được suy hao phản xạ:

RL = -20log(|G|) = -20log(0,2) = 14dB. Công suất phản xạ lại sẽ là 14dB từ công suất đến.

Lấy ví dụ, nếu công suất cấp vào thiết bị là 0 dBm (1mW), VSWR là 1,5:1 thì suy hao 14dB ( tương đương giảm 25 lần của 1mW = 0,04 mW) sẽ bị phản xạ lại và bị tiêu hao trong một cái tải giả.

Khi đó, công suất phát ra của thiết bị sẽ là: Pout = Pin - PRL

= 1mW – 0,04mW = 0,96mW. Cuối cùng, nếu tính suy hao bằng dB:

Loss (dB) = 10log(Pout/Pin)

= 10log(0,96) = - 0,18dB

Do đó, suy hao ghép nối gây ra bởi công suất phản xạ là 0,18dB hay 4,0%.

Một phần của tài liệu Luận văn: Mô hình phủ sóng & giao thoa doc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)