Các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy-giáo dục.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH HƯNG-TỈNH LONG AN VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 - 38)

3. Lý luận về các tổ chuyên môn trong một trường THCS.

3.3.4. Các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy-giáo dục.

thức, kỹ năng các môn học...

Việc khảo sát này cần kết hợp với những quy định trong quy chế chuyên môn về đánh giá cho điểm hàng ngày theo bảng cho điểm tối thiểu các môn học và kiểm tra học kỳ cần thực hiện đồng bộ ở các lớp nhằm đánh giá so sánh được chất lượng học sinh các lớp, là cơ sởđánh giá thi đua cuối học kỳ, cuối năm học.

- Tập thể tổ chuyên môn kiểm tra, đôn đốc giúp đở nhau hoàn thành tốt các loại hồ sơ sổ sách. Tổ trưởng chuyên môn cần tổ chức kiểm tra chéo để phát hiện những giáo viên làm tốt nêu lên làm mẫu cho các giáo viên khác thực hiện theo.

Những giáo viên làm chưa đúng, chưa đủ thì tổ trưởng nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm...

3.3.4. Các hot động khác nhm nâng cao cht lượng ging dy-giáo dc. dc.

-Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các qui định của Bộ GD&ĐT.

-Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hàng năm tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy-học; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ

của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; cử người tham gia thanh tra sư phạm giáo viên trong tổ khi có yêu cầu ( giáo viên tham gia phải có cùng chuyên môn của giáo viên được thanh tra ).

-Tổ chức các khâu phát động thi đua, đăng kí thi đua; hướng dẫn học sinh phương pháp học tập; đúc rút tổng kết kinh nghiệm, học tập và vận dụng những bài

học kinh nghiệm điển hình tiên tiến; có kế hoạch phấn đấu cụ thể để từng bước trở

thành đơn vịđiển hình tiên tiến.

-Đề xuất, khen thưởng, kỹ luật đối với giáo viên; tổ chức tham gia đóng góp ý kiến, bỏ phiếu tính nhiệm các danh hiệu thi đua như: giáo viên THCS giỏi cấp cơ sở, nhà giáo ưu tú …

-Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp hiệu trưởng hoàn thành tốt các hoạt

động dân chủ trong trường học; thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong tổ, giữa các tổ với nhau, giữa các tổ với nhà trường.

-Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần / 1 tháng.

Trong các kỳ họp tổ chuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên môn phải đảm bảo chuyên sâu vào chuyên môn như: thao giảng, đổi mới phương pháp dạy học, thống nhất về nội dung, chương trình, phương pháp, cách sử dụng đồ dùng dạy học cho từng bộ môn. Tìm các biện pháp giảng dạy tối ưu nhất để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đối với tất cả các môn của các khối lớp, đặc biệt là thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới.

Hoạt động của tổ chuyên môn là bộ phận hữu cơ trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Hoạt động tổ chuyên môn một mặt tạo điều kiện phát huy dân chủ

hóa trường học, một mặt tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ

giáo viên, một mặt sẽ phát huy nhiều sáng kiến kinh nghiệm của từng thành viên của tổ chuyên môn trong giảng dạy nhất là về đổi mới phương pháp dạy học, làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, thực hành thí nghiệm… . Mặt khác, sẽ phát huy tiềm năng lao động sáng tạo của cán bộ giáo viên trong giảng dạy-giáo dục và quản lý nhà trường. Đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện kế hoạch giáo dục với mục tiêu xây dựng trường THCS theo hướng đạt chuẩn quốc giai giai đoạn 2005-2010.

Hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả, chắc chắn rằng trong mỗi hoạt động giáo dục sẽ kết hợp thực hiện thành công nhiều mặt như: thực hiện dân chủ hóa trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện tốt cuộc vận động của Công đoàn ngành: “Dân chủ- Kỉ cương-Tình thương-Trách nhiệm” kết hợp với các bộ phận trong nhà trường sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp đểđổi mới nhiều nội dung hoạt động phong

phú nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.

Mỗi tổ chuyên môn ở nhà trường có đặc thù riêng. Trong tổ chuyên môn, giáo viên có nhiều lứa tuổi khác nhau, trình độ, năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên cũng không như nhau, chất lượng hoạt động của mỗi tổ chuyên môn cũng không đều nhau (nội dung, hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn …). Do đó, hoạt động của mỗi tổ sẽ không đồng đều và thống nhất nhau cho nên hiệu trưởng các trường cần quản lý tốt và đề ra các hình thức, nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn từng tổ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH HƯNG-TỈNH LONG AN VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)