Nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH HƯNG-TỈNH LONG AN VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 36)

3. Lý luận về các tổ chuyên môn trong một trường THCS.

3.3.2.Nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp.

Việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp là nhiệm vụ của mỗi giáo viên không ai thay thế được. Tuy nhiên tổ chuyên môn cần tập hợp những cố gắng của từng cá nhân để phát huy những kinh nghiệm, sáng kiến tốt để trở thành trí tuệ của tập thể

giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp mà nâng dần trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các giáo viên trong tổ. Cụ thể:

-Học tập, thảo luận về các văn bản hướng dẫn của cấp trên để nắm được thật chắc: Những mục tiêu của nhà trường THCS, nội dung, chương trình, phương pháp, kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh; những yêu cầu kiến thức cơ bản cần đạt được ở

cuối năm học...

Những văn bản hướng dẫn trên thường do cấp trên gởi về hoặc đăng trên các tập san chuyên môn.

- Trao đổi thống nhất mục đích yêu cầu từng bài dạy đối với những kiến thức nào là cơ bản cần khắc sâu cho học sinh; dùng phương pháp nào, sử dụng đồ dùng dạy học nào, cách tổ chức lớp như thế nào để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới nhanh nhất, có hiệu quả nhất.

Việc trao đổi này có hiệu quả tốt khi mỗi tổ viên đều suy nghĩ chuẩn bị ý kiến trước khi sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Đối với những bài dạy xét thấy cần thiết vì đòi hỏi kiến thức mới, phương pháp mới. Sau khi thảo luận thống nhất trong tổ cần tổ chức thực nghiệm trước một bước ở lớp điểm để toàn tổ chuyên môn đối chiếu những điều đã thống nhất trong tổ

với mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp giảng dạy tiết thực nghiệm để rút kinh nghiệm. Sau đó tổ chức thực nghiệm quay vòng các thành viên trong tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH HƯNG-TỈNH LONG AN VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 36)