0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Về đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 80 -80 )

8. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.2 Về đội ngũ cán bộ quản lý

3.2.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý tr−ờng THPT

Tiêu chuẩn CBQL nói chung vμ CBQL tr−ờng THPT nói riêng lμ cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, bồi d−ỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; đồng thời cũng lμ cái đích để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện. Vì vậy để xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL tr−ờng THPT tr−ớc hết cần có kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn CBQL tr−ờng THPT. Tiêu chuẩn CBQL tr−ờng THPT phải đảm bảo đ−ợc các yêu cầu về phẩm chất vμ năng lực của ng−ời CBQL; phải thể hiện đ−ợc các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra vμ thể hiện ở hiệu quả công tác của ng−ời CBQL, đó lμ khối l−ợng, chất l−ợng công việc đạt đ−ợc vμ tác dụng của nó trong thực tiễn.

Tiêu chuẩn của ng−ời CBQL tr−ờng THPT bao gồm: - Phẩm chất về t− t−ởng chính trị

+ Có sự giác ngộ về chính trị, luôn luôn trung thμnh với tổ quốc, với nhân dân.

+ Có t− duy về chính trị (khả năng giải quyết các vấn đề chính trị): có ý thức chính trị trong công tác, trong cách giải quyết công việc hμng ngμy; tự đánh giá đ−ợc hậu quả công việc hay hμnh động của mình về mặt chính trị; nhạy bén trong việc vận dụng đ−ờng lối chủ tr−ơng của Đảng, nghị quyết, chính sách của nhμ n−ớc vμo công tác của mình; đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của kẻ thù; đánh giá con ng−ời theo những tiêu chuẩn chính trị; ....

+ Có lòng nhân ái, yêu th−ơng con ng−ời. Biết dùng tình cảm của mình để cảm hoá con ng−ời.

+ Có thái độ công bằng, bình đẳng, luôn quan tâm, tin t−ởng vμo đội ngũ giáo viên, nhân viên; cao th−ợng, không chấp nhặt thù vặt, ...

+ Có yêu cầu cao kết hợp với sự tôn trọng mọi ng−ời. + Có tính lịch sự, tế nhị, trung thực, chăm chỉ, g−ơng mẫu. + Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô t−.

- Phẩm chất về cá tính

+ Có sự hμi hoμ giữa cảm xúc vμ nhận thức, tránh bốc đồng hoặc quá nôn nóng, chán nản; có khả năng tự kiềm chế, tự chủ, bình tĩnh khi gặp khó khăn; biết lắng nghe, không nghe một chiều, không nghe lời nịnh hót.

+ Có tính hμi h−ớc, vui vẻ tr−ớc cấp d−ới, đặc biệt khi gặp tình huống căng thẳng.

+ Có tính cởi mở, hoμ nhã, lịch thiệp; không quát tháo, la lối cấp d−ới.

+ Có tính quả quyết, táo bạo, mạnh dạn, dám nghĩ, dám lμm, dám chịu trách nhiệm.

+ Có tính bền bỉ, tích cực, say mê công việc.

+ Có tính luôn có cách nhìn tổng hợp, khái quát hệ thống, chiến l−ợc; nhìn vấn đề từ trên xuống d−ới, nhìn một cách có hệ thống.

- Phẩm chất về năng lực

+ Năng lực tổ chức, quản lý (t− duy quản lý)

Có cái nhìn nhạy bén, chính xác để phát hiện vấn đề kịp thời, thu thập thông tin nhanh vμ chính xác.

Có năng lực ra quyết định hợp lý, chính xác vμ kịp thời.

Có năng lực diễn đạt, thuyết trình, giảng giải, tiếp xúc, giao tiếp.

Phải biết xây dựng bộ máy, chỉ đạo bộ máy hoạt động, phân công phân nhiệm hợp lý; có năng lực xây dựng chế độ lμm việc khoa học, hội họp hợp lý.

Có năng lực xây dựng ph−ơng án quản lý linh hoạt, thích hợp với từng hoμn cảnh, từng giai đoạn phát triển cụ thể của đơn vị.

Có năng lực tập hợp quần chúng, xây dựng tập thể đoμn kết, thống nhất; sử dụng ng−ời đúng mức hợp lý, nhìn nhận đúng thực chất con ng−ời.

Có năng lực biết tự nhận xét về mình, nhìn mình qua nhận xét của ng−ời khác; biết phục tùng quyết định của cấp trên, tôn trọng uy tín của cấp trên vμ cấp d−ới.

Có năng lực định h−ớng nhanh trong quá trình giải quyết công việc; nhanh chóng phát hiện vấn đề vμ tìm biện pháp thích hợp.

+ Năng lực chuyên môn

Nắm vững khoa học quản lý giáo dục, có nghiệp vụ quản lý giáo dục nh−: biết tổ chức, chuẩn bị vμ ra quyết định đúng lúc, kịp thời; tổ chức, chỉ đạo để thực hiện quyết định có hiệu quả.

Vững vμng về chuyên môn, có khả năng chuyên môn từ loại khá trở lên. Phải nắm vμ vận dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý.

+ Trình độ

Có trình độ chuyên môn từ đại học s− phạm trở lên; Có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên;

Có trình độ về quản lý giáo dục (ít nhất phải qua lớp bồi d−ỡng quản lý giáo dục từ một năm trở lên).

+ Sức khoẻ Có sức khoẻ tốt. + Độ tuổi

Bổ nhiệm chức vụ lần đầu phải d−ới 50 tuổi;

Phải có thâm niên giảng dạy ở cấp học THPT ít nhất 5 năm.

3.2.2.2 Tổ chức tốt công tác quy hoạch CBQL các tr−ờng THPT vμ có kế hoạch bố trí sử dụng cán bộ đã đ−ợc quy hoạch

Quy hoạch cán bộ vμ sử dụng cán bộ lμ chủ tr−ơng lớn của Đảng ta, đ−ợc khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hμnh trung −ơng lần thứ 3 vμ đ−ợc nhấn mạnh trong kết luận tại Hội nghị Ban chấp hμnh trung −ơng lần thứ 6 về công tác tổ chức vμ cán bộ. Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các tr−ờng THPT tỉnh

Quảng Nam phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản về công tác cán bộ của Đảng ta lμ xây dựng đội ngũ CBQL nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị vμ nhiệm vụ tổ chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc; phải giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ vμ quản lý đội ngũ cán bộ; Đảng lãnh đạo công tác cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tôn trọng pháp luật Nhμ n−ớc vμ điều lệ của các tổ chức quần chúng.

Xây dựng vμ chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch CBQL các tr−ờng THPT phải trên cơ sở phát huy dân chủ, thu hút sự tham gia của chi bộ, đảng bộ, đảng viên vμ quần chúng trong việc đánh giá cán bộ vμ phát hiện cán bộ dự nguồn. Việc đánh giá đúng chất l−ợng cán bộ vμ khả năng phát triển của cán bộ lμ công việc rất quan trọng; đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, có cơ sở khoa học vμ phải nhìn đúng thực trạng, khả năng phát triển lâu dμi của cán bộ, tránh tình trạng đánh giá không công tâm chỉ mang tính chủ quan, tình cảm.

Chỉ đạo cấp uỷ các tr−ờng THPT định kỳ hμng năm phải tổ chức kiểm điểm công tác quy hoạch CBQL, có ý kiến nhận xét từng cán bộ của cấp uỷ cấp trên vμ báo cáo về Sở GD&ĐT; đặc biệt chú trọng quy hoạch CBQL nữ, CBQL ng−ời dân tộc thiểu số.

Định kỳ hμng năm, lãnh đạo Sở GD&ĐT tổ chức kiểm điểm công tác quy hoạch CBQL các tr−ờng THPT vμ báo cáo cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Bên cạnh đó, có kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL phải dựa vμo quy hoạch CBQL; ngăn ngừa, đấu tranh những nhận thức về việc lμm lệch lạc trong công tác quy hoạch CBQL vμ bổ nhiệm CBQL.

3.2.2.3 Tổ chức tốt công tác đμo tạo, bồi d−ỡng vμ khuyến khích công tác tự đμo tạo, bồi d−ỡng của CBQL vμ cán bộ dự nguồn tr−ờng THPT

Chất l−ợng CBQL nói chung vμ CBQL tr−ờng THPT nói riêng đ−ợc hình thμnh do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn lμ thông qua con đ−ờng đμo tạo, bồi d−ỡng, tự đμo tạo vμ tự bồi d−ỡng. Chính vì vậy, trong công tác xây dựng vμ phát triển đội ngũ CBQL điều quan trọng cần quan tâm lμ tổ chức tốt công tác đμo tạo,

bồi d−ỡng vμ khuyến khích công tác tự đμo tạo, tự bồi d−ỡng của CBQL vμ cán bộ dự nguồn.

Đμo tạo, bồi d−ỡng CBQL vμ cán bộ dự nguồn lμ trang bị những kiến thức, truyền thụ những kinh nghiệm, hình thμnh kỹ năng, kỹ xảo quản lý, hình thμnh phẩm chất chính trị, năng lực hμnh động cho mỗi CBQL vμ cán bộ dự nguồn. Thông qua đμo tạo, bồi d−ỡng vμ tự đμo tạo, tự bồi d−ỡng mỗi CBQL vμ cán bộ dự nguồn tiếp nhận đ−ợc những tri thức vμ kinh nghiệm, nhận thức đ−ợc những qui luật của tự nhiên, xã hội vμ t− duy, biết vận dụng vμo thực tiễn, biết nhận thức rõ chân lý để phấn đấu v−ơn lên, hoμn thμnh tốt nhiệm vụ quản lý. Đó lμ điều mμ Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, ng−ời đã nói: “Cán bộ lμ cái gốc của mọi công việc, vì vậy, huấn luyện cán bộ lμ công việc gốc của Đảng” [29].

Xây dựng kế hoạch đμo tạo, bồi d−ỡng CBQL vμ cán bộ dự nguồn tr−ờng THPT tỉnh Quảng Nam theo một lộ trình xác định, có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn vμ dμi hạn. Theo thống kê ở bảng 2.12, 2.13, 2.14, 2.15, mặc dù trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL đ−ơng nhiệm ở các tr−ờng THPT tỉnh Quảng Nam đều đạt chuẩn nh−ng trên chuẩn còn quá ít (Hiệu tr−ởng 5,0%, phó Hiệu tr−ởng 4,4%); ch−a có CBQL có trình độ quản lý giáo dục đại học, trên đại học vμ còn đến 85,32% (93/109) ch−a qua bồi d−ỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; đại đa số CBQL ch−a đủ trình độ để quản lý nhμ tr−ờng bằng công nghệ tiên tiến vμ còn trên 50% CBQL ch−a đ−ợc đμo tạo bμi bản về trình độ chính trị. Vì vậy trong giai đoạn 2006-2010, mỗi năm cần phải cử (theo quy định bắt buộc):

+ 5% CBQL đ−ơng nhiệm vμ cán bộ dự nguồn (trung bình khoảng 8 ng−ời/năm) đi học sau đại học, trong đó cần tập trung vμo chuyên ngμnh quản lý giáo dục để đến năm 2010 có khoảng 25% cán bộ có trình độ sau đại học;

+ 10% CBQL đ−ơng nhiệm vμ cán bộ dự nguồn (trung bình khoảng 16 ng−ời/năm) đi học các lớp đại học quản lý giáo dục hoặc liên kết với các tr−ờng đại học s− phạm bồi d−ỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục với thời hạn ít nhất lμ 1 năm để đến năm 2010 có khoảng 50% cán bộ đ−ợc đμo tạo, bồi d−ỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục;

+ Tăng c−ờng th−ờng xuyên bồi d−ỡng ngoại ngữ, tin học hμng năm theo nội dung bồi d−ỡng thiết thực, theo từng chuyên đề cụ thể nhằm giúp CBQL đ−ơng nhiệm vμ cán bộ dự nguồn nắm đ−ợc việc quản lý nhμ tr−ờng bằng công nghệ tiên tiến d−ới các hình thức ngắn ngμy, tổ chức semina, hội thảo, cũng nh− bồi d−ỡng kiến thức quản lý tμi chính, thanh tra giáo dục, đánh giá vμ kiểm định chất l−ợng giáo dục, lập kế hoạch chiến l−ợc phát triển giáo dục, ...

+ Cử 10% CBQL đ−ơng nhiệm vμ cán bộ dự nguồn đi học trung cấp, cao cấp chính trị (trung bình khoảng 16 ng−ời/năm) để đến năm 2010 có khoảng 85% CBQL có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên.

Hình thức đμo tạo, bồi d−ỡng cần tập trung ở hình thức không chính qui, liên kết với các tr−ờng đại học s− phạm trong vùng, tr−ờng chính trị đμo tạo tại chỗ; ph−ơng thức bồi d−ỡng tập trung bồi d−ỡng trong hè, bồi d−ỡng theo chuyên đề, từng giai đoạn trong năm học. Kết hợp việc đμo tạo, bồi d−ỡng với việc tự đμo tạo, tự bồi d−ỡng của CBQL vμ cán bộ dự nguồn theo ph−ơng thức cung cấp nội dung, yêu cầu, tμi liệu để tự nghiên cứu; định kỳ tổ chức kiểm tra vμ đánh giá; hμng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tự đμo tạo, tự bồi d−ỡng của mỗi CBQL vμ cán bộ dự nguồn.

Phối kết hợp các phòng, ban Sở GD&ĐT, các cơ quan khác để xây dựng hệ thống ch−ơng trình đμo tạo, bồi d−ỡng sát thực tiễn, trang bị những kỹ năng cụ thể cần thiết, ph−ơng pháp quản lý hiện đại; tμi liệu bồi d−ỡng không nặng tính hμn lâm, lý thuyết vμ phải cập nhật đ−ợc những thông tin về quản lý giáo dục tiên tiến trong vμ ngoμi n−ớc.

Tham m−u với Uỷ ban nhân dân tỉnh để tăng nguồn kinh phí đμo tạo, bồi d−ỡng, tự đμo tạo, tự bồi d−ỡng CBQL các tr−ờng THPT đồng thời cân đối chi đúng mục đích, không dμn trải.

3.2.2.4 Thực hiện tốt qui trình bổ nhiệm vμ bổ nhiệm lại, công tác luân chuyển CBQL các tr−ờng THPT

Bổ nhiệm CBQL nhμ tr−ờng nói chung vμ tr−ờng THPT nói riêng lμ cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến hợp lý, đáp ứng yêu cầu của nhμ tr−ờng vμ sự phát triển của cán bộ, giáo viên. Khi bổ nhiệm CBQL cần phải căn cứ vμo các cơ sở sau: phải

xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhμ tr−ờng vμ phải căn cứ vμo việc đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn CBQL.

Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL, gồm các b−ớc:

- Cơ sở giáo dục lập văn bản trình lãnh đạo Sở GD&ĐT về số l−ợng vμ dự kiến phân công nhiệm vụ đối với cán bộ dự kiến bổ nhiệm;

- Lấy ý kiến của cấp uỷ cơ sở nơi c− trú vμ cấp uỷ cơ sở nơi công tác của cán bộ dự kiến bổ nhiệm;

- Lấy ý kiến thăm dò bằng hình thức bỏ phiếu kín tín nhiệm của hội đồng tr−ờng;

- Tập hợp các biên bản đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn CBQL của các đơn vị có thẩm quyền;

- Lấy phiếu tín nhiệm trong lãnh đạo đơn vị vμ xin ý kiến của địa ph−ơng; - Căn cứ vμo qui trình bổ nhiệm CBQL; Đảng uỷ, lãnh đạo Sở GD&ĐT xem xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định (đối với Hiệu tr−ởng tr−ờng THPT) hoặc Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định (đối với phó Hiệu tr−ởng tr−ờng THPT).

Trong công tác bổ nhiệm CBQL cần tránh các yếu tố tâm lý tác động nh−: chủ quan, phiến diện, quan hệ, áp lực của cấp trên, bè phái; không coi trọng phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý; không có kinh nghiệm quản lý giáo dục vμ đặc biệt lμ cán bộ không đủ tiêu chuẩn.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bổ nhiệm lại CBQL vμ chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý. CBQL các tr−ờng THPT đ−ợc bổ nhiệm với thời hạn bổ nhiệm lμ 5 năm, gần hết thời hạn bổ nhiệm cần phải xem xét để tiến hμnh bổ nhiệm lại. Công tác bổ nhiệm lại CBQL cần phải đ−ợc tiến hμnh đúng qui trình nh− qui trình bổ nhiệm, nếu CBQL có những biểu hiện yếu kém, có nhiều d− luận không tốt, không đ−ợc tập thể ủng hộ, tín nhiệm qua đánh giá khách quan thì c−ơng quyết miễn nhiệm, ng−ợc lại nếu CBQL hoμn thμnh tốt nhiệm vụ, nhμ tr−ờng đạt nhiều thμnh tích thì xem xét bổ nhiệm lại lần 2. Thời hạn tối đa bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL tại một đơn vị lμ không quá 2 nhiệm kỳ, quá thời hạn trên cần có kế hoạch thực hiện tốt công tác luân chuyển CBQL; việc luân chuyển CBQL cần phải đ−ợc tiến hμnh thận trọng, khoa học, khách quan đáp ứng đúng tình hình thực tế trên

phạm vi từng huyện, thị xã vμ toμn tỉnh nhằm tăng c−ờng công tác quản lý để nâng cao chất l−ợng giáo dục.

3.2.2.5 Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với CBQL các tr−ờng THPT

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hμnh trung −ơng lần thứ 2, khoá VIII nêu rõ: “Nhận thức sâu sắc về giáo dục-đμo tạo cùng với khoa học công nghệ lμ nhân tố quyết định tăng tr−ởng kinh tế vμ phát triển xã hội, đầu t− cho giáo dục lμ đầu t− cho phát triển. Thực hiện các chính sách −u tiên −u đãi đối với giáo dục-đμo tạo, đặc biệt lμ chính sách đầu t− vμ chính sách tiền l−ơng”. Nh− vậy, việc thực hiện tốt các chính sách −u tiên, −u đãi, chính sách đầu t−, chính sách tiền l−ơng cho ngμnh giáo dục nói chung vμ cho CBQL các tr−ờng THPT nói riêng lμ động lực phát triển sự nghiệp giáo dục vμ đμo tạo.

Tr−ớc hết, cần coi quản lý lμ một nghề vμ lμ nghề đặc biệt, vì vậy cần có chính sách thu hút nhân tμi, CBQL giỏi để phát huy tμi năng của họ; đảm bảo chế độ chính sách, tăng c−ờng kinh phí để đμo tạo, bồi d−ỡng CBQL.

Ngoμi những chính sách chung của Đảng vμ Nhμ n−ớc, cần tham m−u với Uỷ ban nhân dân tỉnh có chính sách khuyến khích CBQL công tác tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ... đặc biệt đối với CBQL nữ; có chính sách khuyến khích đãi ngộ

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 80 -80 )

×