Vị trí địa lý vμ điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 34)

8. Ph−ơng pháp nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý vμ điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng Nam ở vμo vị trí trung độ của đất n−ớc, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông Bắc-Nam về đ−ờng sắt, đ−ờng bộ, đ−ờng biển vμ đ−ờng hμng không, có đ−ờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du, miền núi của tỉnh đến biên giới Việt-Lμo vμ các tỉnh Tây Nguyên; trong t−ơng lai gần sẽ nối với đ−ờng Xuyên á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao l−u kinh tế với bên ngoμi.

Quảng Nam lμ một tỉnh ven biển miền Trung. Phía Bắc giáp thμnh phố Đμ Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum vμ n−ớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lμo. Quảng Nam có 15 huyện vμ 2 thị xã, trong đó có 6 huyện miền núi cao, 2 huyện trung du. Diện tích tự nhiên 10.408,78 km2, dân số 1.465.922 ng−ời.

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên - Địa hình

Địa hình tỉnh Quảng Nam t−ơng đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thμnh ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng vμ ven biển; mặt khác bị chia cắt theo các l−u vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ ... đã tạo nên các tiểu vùng có những nét đặc thù.

+ Vùng đồng bằng nhỏ, hẹp, vùng ven biển đa phần lμ đất cát;

+ Vùng Trung du với độ cao trung bình 100 m, địa hình đồi bát úp xen kẽ các dải đồng bằng;

+ Vùng miền núi lμ vùng núi cao, đầu nguồn các l−u vực sông. - Tμi nguyên đất

Thổ nh−ỡng Quảng Nam gồm 9 loại đất khác nhau: cồn cát vμ đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám bạc mμu, đất đỏ vμng, đất thung lũng, ... Trong tổng diện

tích đất tự nhiên đã có 573.732 ha đ−ợc sử dụng vμo mục đích phát triển kinh tế-xã hội, trong đó: đất sử dụng vμo nông nghiệp lμ 110.60 ha; đất sử dụng vμo mục đích lâm nghiệp lμ 430.033 ha; đất sử dụng vμo các mục đích công nghiệp, xây dựng, kho tμng cơ sở khác lμ 26.113 ha.

- Tμi nguyên rừng

Diện tích rừng tự nhiên tại Quảng Nam còn khoảng 388.800 ha với trữ l−ợng gỗ khoảng 30.000.000 m3 vμ 50.000.000 cây tre nứa, trong đó rừng giμu có khoảng 10.000 ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao; diện tích rừng còn lại chủ yếu lμ rừng nghèo, rừng trung bình vμ rừng tái sinh trữ l−ợng gỗ trung bình khoảng 69 m3/ha.

- Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa lμ mùa m−a vμ mùa khô, chịu ảnh h−ởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20-210C vμ không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. L−ợng m−a trung bình 2000-2500 mm, nh−ng phân bố không đều theo thời gian vμ không gian, m−a tập trung vμo các tháng 9-12, chiếm 80% l−ợng m−a cả năm.

- Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dμi 900 km, trong đó có 337 km đã đ−ợc đ−a vμo khai thác, bao gồm 9 con sông chính. Sông ngòi Quảng Nam có dòng chảy luôn luôn thay đổi, luân chuyển dòng vμ bị bồi lắng hoặc xói mòn vμo mùa m−a lũ.

- Thuỷ sản

Quảng Nam có bờ biển dμi trên 125 km vμ thềm lục địa rộng lớn, có nguồn hải sản phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ, có trữ l−ợng cá khoảng 42.000 tấn, khả năng đánh bắt hμng năm 20.000 tấn; trữ l−ợng mực 7.000 tấn, tôm biển 4.000 tấn.

- Khoáng sản

Nguồn tμi nguyên khoáng sản của Quảng Nam theo đánh giá chung lμ một tiềm năng đang đ−ợc khai thác. Trong đó đáng kể lμ: than đá ở Nông Sơn, trữ l−ợng khoảng 10.000.000 tấn; vμng gốc vμ sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trμ D−ơng;

cát trắng công nghiệp có trữ l−ợng lớn; mỏ n−ớc khoáng vμ n−ớc ngọt chất l−ợng tốt; đá granít, đất sét, thiếc, cao lanh, ...

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam 2.1.2.1 Dân số vμ lao động

Dân số của tỉnh Quảng Nam năm 1999 lμ 1.372.400 ng−ời, năm 2001 lμ 1.419.170 ng−ời vμ đến năm 2005 lμ 1.465.922 ng−ời. Tốc độ phát triển dân số trong tỉnh hμng năm lμ 1,45%. Hiện tại có 15% dân c− sống ở khu vực đô thị (các thị xã vμ thị trấn), 85% dân số sống ở nông thôn. Ng−ời Kinh chiếm đa số, có 5% dân số lμ đồng bμo dân tộc thiểu số.

Nhân khẩu trong tuổi lao động (15-60) hiện nay khoảng 897,05 ngμn ng−ời (chiếm 61,2% dân số), số lao động đang lμm việc trong các ngμnh kinh tế quốc dân lμ 702,8 ngμn ng−ời, trong đó khu vực công nghiệp chiếm 7,5%, xây dựng 2,4%, nông lâm nghiệp 70,7%, thủy sản 3,9%, khu vực dịch vụ 9,2%. Lao động ch−a có việc lμm chiếm khoảng 5,65% so với số lao động cần bố trí việc lμm. Tỉ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 2%, công nhân kỹ thuật chiếm 1,4%, trung học chuyên nghiệp chiếm 2,4% so với số lao động trong độ tuổi. Với cơ cấu lao động lμ 1 kỹ s−, 0,7 kỹ thuật viên, 1,4 công nhân kỹ thuật, so với tình hình chung của cả n−ớc vμ khu vực thì chỉ số trên còn quá thấp, nguyên nhân chủ yếu lμ lực l−ợng lao động tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vμ đa phần lμ lao động thủ công.

2.1.2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam đã đạt đ−ợc năm 2005

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam đạt đ−ợc năm 2005

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 - Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) Triệu đồng 7.096.771 8.802.368 - Nông, Lâm, Thuỷ sản Triệu đồng 2.360.784 2.724.161 - Công nghiệp, Xây dựng Triệu đồng 2.278.708 2.994.477 - Dịch vụ Triệu đồng 2.457.278 3.083.730 - Tổng sản l−ợng l−ơng thực có hạt Tấn 426.893 410.675 - Tổng mức bán lẻ hμng hoá Triệu đồng 2.902.517 3.860.911 - Tổng giá trị xuất khẩu địa ph−ơng Ngμn USD 53.452 67.014

- Vốn đầu t− phát triển trên địa bμn Triệu đồng 2.956.188 4.017.459 - Học sinh phổ thông Ng−ời 344.311 335.400 - Bác sỹ vμ trên đại học Ng−ời 662 657

- Số g−ờng bệnh G−ờng 3.267 3.633

- Tỷ lệ đói nghèo % 12,00 10,94

(Nguồn: Niên giám thống kê 2005-Cục thống kê tỉnh Quảng Nam) 2.1.2.3 Định h−ớng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 - Quan điểm phát triển

+ Phát huy vμ sử dụng có hiệu quả các yếu tố nội lực vμ nguồn lực từ bên ngoμi vμo mục tiêu tăng tr−ởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao vμ bền vững, xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thμnh tỉnh có kinh tế phát triển.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thế mạnh của tỉnh vμ ph−ơng h−ớng phát triển chung của cả Vùng.

+ Phát triển có trọng điểm song bảo đảm cân đối, hμi hoμ nhằm khai thác tối đa tiềm năng của tỉnh.

+ Bảo đảm phát triển hμi hoμ giữa kinh tế - xã hội, lμm cho chất l−ợng cuộc sống ngμy cμng đ−ợc cải thiện. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quốc phòng, an ninh vμ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.

- Mục tiêu chung

+ Đảm bảo tăng tr−ởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao vμ bền vững nhằm xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thμnh tỉnh có kinh tế phát triển vμ mở cửa trong khu vực.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thế mạnh của tỉnh vμ ph−ơng h−ớng phát triển chung của cả khu vực miền Trung vμ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Phát triển mạnh kinh tế vùng ven biển, các thị xã Tam Kỳ, Hội An vμ các thị trấn, các khu công nghiệp, cảng biển, đồng thời chú trọng vμ quan tâm phát triển nâng cao mức sống, trình độ dân trí, tăng c−ờng đầu t− công cộng cho vùng miền núi khó khăn, vùng dân c− bãi ngang ven biển vμ các khu vực có nhiều đối t−ợng chính sách xã hội.

+ Bảo đảm hμi hoμ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, dân chủ vμ công bằng xã hội, bảo vệ vμ tái tạo môi tr−ờng tự nhiên, lμm cho chất l−ợng cuộc sống không ngừng đ−ợc cải thiện. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.

+ Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh vμ ổn định xã hội trong từng giai đoạn.

- Các mục tiêu cụ thể:

+ Phấn đấu mức tăng tổng sản phẩm trong n−ớc (GDP) của tỉnh đạt bình quân năm khoảng 12,0 - 12,7% thời kỳ 2006 – 2010.

+ GDP bình quân đầu ng−ời (theo giá thực tế) đến năm 2010 đạt khoảng 670 - 698 USD/ng−ời.

+ Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 240 triệu USD vμo năm 2010.

+ Từng b−ớc giảm tốc độ phát triển dân số xuống còn từ 1,20 - 1,25% thời kỳ 2006-2010. Phấn đấu hμng năm tạo việc lμm mới cho khoảng 35.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đμo tạo nghề lμ 35%, qua đμo tạo chung lμ 50%.

+ Phấn đấu năm 2006 cơ bản xoá nhμ tạm đối với hộ đồng bμo dân tộc thiểu số vμ đến năm 2010 hoμn thμnh ch−ơng trình xoá nhμ tạm trên phạm vi toμn tỉnh; đến năm 2010 đạt 90% hộ dân đ−ợc cấp n−ớc sạch, trên 95% số hộ đ−ợc dùng điện.

+ Về phổ cập giáo dục: đến năm 2007 hoμn thμnh phổ cập trung học cơ sở, đến năm 2012 hoμn thμnh phổ cập trung học phổ thông.

+ Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh d−ỡng xuống 15 - 20%. - Ph−ơng h−ớng phát triển các ngμnh vμ lĩnh vực xã hội

+ Công nghiệp vμ tiểu thủ công nghiệp: Xây dựng các khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (430 ha), An Hoμ - Nông Sơn (600 ha), Thuận Yên (225 ha); các cụm công nghiệp Đại Hiệp (40 ha), Đông Thăng Bình (150 ha), Trảng Nhật (60 ha), Đông Quế Sơn (250 ha). Phát triển các ngμnh công nghiệp chủ yếu: công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản đạt tốc độ tăng tr−ởng 25%/năm; công nghiệp chế biến vμ khai thác khoảng sản đạt tốc độ tăng tr−ởng khoảng 16,5%/năm. Nghiên cứu, khai thác, sử dụng nguồn khoáng sản phóng xạ (Uranium); công nghiệp sản xuất vật liệu

xây dựng đạt nhịp độ tăng tr−ởng khoảng 25%/năm; ngμnh dệt-may-da-giμy đến năm 2010 đạt 4 triệu đôi giμy vải, 1,5 triệu đôi giμy da vμ 0,8 triệu sản phẩm da hμng năm; ngμnh cơ khí, điện tử, lắp ráp vμ sản xuất ô tô công suất 25.000 xe/năm vμ 5.000 xe tải nặng/năm, máy móc, công cụ phục vụ nông nghiệp, sản xuất khung nhμ thép, container, khuôn mẫu bằng kim loại, sản xuất thiết bị, vật liệu điện, linh kiện điện tử dân dụng; tập trung phục hồi, nâng cao khả năng sản xuất của các ngμnh nghề thủ công truyền thống nh− −ơm tơ, dệt lụa, đúc đồng, nhôm, sμnh sứ, gốm.

+ Các ngμnh dịch vụ: Tập trung phát triển các ngμnh dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; dịch vụ th−ơng mại; dịch vụ cung ứng vật t−, kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi, tμu biển; dịch vụ vận tải. Chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh dịch vụ thông tin, viễn thông, dịch vụ tμi chính, ngân hμng. Hình thμnh trung tâm Th−ơng mại - Du lịch Hội An, trung tâm Th−ơng mại Tam Kỳ, khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang vμ cảng th−ơng mại tự do ở Kỳ Hμ. Tích cực khai thác nguồn hμng xuất khẩu, phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 240 triệu USD vμo năm 2010. Phát triển vμ phối hợp hợp lý trong khai thác các loại hình du lịch: du lịch biển, thắng cảnh, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi giải trí. Có kế hoạch đầu t− tôn tạo, quản lý, bảo vệ vμ khai thác các di sản văn hóa, kiến trúc: đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; các di sản thiên nhiên: Cù Lao Chμm, hồ Phú Ninh, hồ Khe Tân, khu rừng nguyên sinh ...

+ Nông - lâm - ng− nghiệp: Tập trung chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hμng hóa, trên cơ sở đảm bảo an ninh l−ơng thực, thực phẩm, đ−a tỷ trọng chăn nuôi chiếm từ 50 - 55% giá trị sản phẩm nông nghiệp. Phát triển khoảng từ 10.000 - 15.000 ha ngô, từ 6.000 - 8.000 ha mía, từ 4.000 - 4.500 ha dứa, 10.000 ha lạc, 5.000 ha điều, 1.000 ha chè, 8.000 ha cμ phê chè, 10.000 ha bông, vùng nguyên liệu giấy với quy mô khoảng 25.000 - 30.000 ha. Hình thμnh vùng rau sạch tại các khu vực đô thị. Phát triển nghề trồng hoa vμ sinh vật cảnh; phát triển các đội tμu có công suất lớn hơn 90 CV, số l−ợng trên 500 chiếc để đánh bắt xa bờ. Sản l−ợng hải sản đánh bắt đạt 65.000 tấn vμo năm 2010. Phấn đấu đ−a diện tích nuôi thủy sản đạt 10.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm lμ 5.000 ha. Xây dựng 2 trung tâm nghề cá lớn ở Hội An vμ Núi Thμnh; xây dựng mới vμ nâng cấp các cơ sở đóng, sửa chữa tμu thuyền, cơ khí, cơ điện lạnh, đảm bảo dịch vụ hậu cần nghề cá. Tăng c−ờng vốn

rừng, tăng độ che phủ từ 42% lên 45% vμo năm 2010. Triển khai trồng mới vμ khoanh nuôi tái sinh hμng năm lμ 22.000 ha (trong đó nuôi trồng 10.000 ha). Chú trọng các loại cây quế, cao su, ca cao, chè, cung cấp nguyên liệu giấy, sợi vμ các loại cây lấy gỗ có nguồn gốc bản địa. Thực hiện đóng cửa rừng ở một số vùng phía Tây để bảo vệ môi tr−ờng vμ hệ thống giao thông miền núi; bảo vệ các rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh vμ rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng:

* Giao thông: Đẩy mạnh tiến độ thi công tuyến quốc lộ 1A, đ−ờng Hồ Chí Minh, 14B, 14D vμ 14E, đ−ờng Tam Kỳ - Đắk Tô; triển khai xây dựng đ−ờng cao tốc Liên Chiểu - Dung Quất. Nâng cấp vμ xây dựng các tuyến đ−ờng 611, 611B, 607B, đ−ờng Thanh niên ven biển, cầu Cửa Đại; −u tiên xây dựng cảng Kỳ Hμ; tập trung đầu t− nâng cấp, mở rộng sân bay Chu Lai đảm bảo tiếp nhận máy bay B 747 - 400 hoặc t−ơng đ−ơng, quy mô công suất phục vụ khoảng 500.000 hμnh khách/năm vμ 500.000 tấn hμng/năm vμo năm 2010; nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đ−ờng sắt theo quy hoạch tổng thể phát triển ngμnh vận tải đ−ờng sắt Việt Nam đến năm 2020 của Thủ t−ớng Chính phủ. Tiến hμnh nâng cấp Nhμ ga Tam Kỳ, Nông Sơn, Núi Thμnh; tập trung đầu t− nâng cấp, cải tạo một số tuyến sông chính: Tr−ờng Giang, Thu Bồn, Tam Kỳ, Vu Gia, Bμ Rén, Quảng Huế, Vĩnh Diện, ...

* Hệ thống cấp điện: Thực hiện việc đầu t− xây dựng đối với các dự án điện bao gồm cả nguồn vμ l−ới điện theo quy hoạch ngμnh đ−ợc Bộ Công nghiệp phê duyệt nh−: các tuyến đ−ờng dây cao thế 110 KV, 220 KV Đμ Nẵng - Dung Quất, Đμ Nẵng - Thμnh Mỹ, đ−ờng dây 500 KV Đμ Nẵng - Dung Quất - Plâyku. Hoμn chỉnh mạng l−ới đ−ờng dây 20 KV trên địa bμn tỉnh bằng các nguồn vốn ODA. Nâng cấp trạm điện Tam Hiệp vμ Tam Kỳ, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, bổ sung trạm biến áp 110 MVA tại Thăng Bình, các dự án xây dựng 8 nhμ máy thuỷ điện theo quy hoạch hệ thống thuỷ điện bậc thang Vu Gia - Thu Bồn đã đ−ợc phê duyệt.

* Quản lý vμ sử dụng tổng hợp nguồn n−ớc: tiếp tục đầu t− mở rộng hệ thống các công trình thuỷ lợi Việt An, đập dâng An Trạch, kênh Thái Xuân, kiên cố hoá hệ thống kênh m−ơng vμ nghiên cứu đầu t− hỗ trợ xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ sông Thu Bồn, Vu Gia ở Đại Lộc, Điện Bμn, Hội An, Duy Xuyên vμ Trμ

My; xây dựng hồ chứa n−ớc Đông Tiễn vμ một số công trình thuỷ lợi nhỏ ở các huyện trung du, miền núi. Quy hoạch vμ chỉnh trị hệ thống sông Thu Bồn, Vu Gia. Sử dụng các nguồn n−ớc để phát triển thuỷ điện vμ điều tiết lũ trên các hệ thống sông lớn. Xây dựng các công trình ngăn mặn, giải quyết n−ớc cho sản xuất vμ sinh hoạt của nhân dân vùng cát.

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)