Tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đã tăng tỷ trọng từ 48,42% (thời gian 1996-2000) lên 60,76% (2001-2005). Tỉnh Đồng Nai đã có sự tăng cường đầu tư mới, đầu tư chiều sâu ở cả 3 khu vực: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân và khu vực FDI. Vốn đầu tư trong công nghiệp đã được định hướng tăng cho những ngành công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu như: sản phẩm giày dép, hàng dệt may, hàng điện tử,… Thực hiện Nghị định 36/1997/CP ngày 24/04/1997 về quy chế khu chế xuất, khu công nghệ cao được thực hiện theo phương thức các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu với những ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, thủ tục xuất nhập khẩu,…
Đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng chủ yếu được tài trợ bằng vốn ngân sách, góp phần quyết định vào khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các thành phần kinh tế, chiếm 14% tổng vốn đầu tư trên toàn Tỉnh giai đoạn 1996-2000 lên 15,11% giai
đoạn 2001-2005.
Lĩnh vực đào tạo, giáo dục, khoa học công nghệ và một số lĩnh vực khác: trong 5 năm qua từ năm 2001 đến năm 2005, đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 4,52% tổng vốn đầu tư huy động trong nước nhưng vẫn còn rất nhỏ, chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai đang thực hiện việc giảm dần cơ
cấu đầu tư từ 9% tổng nguồn vốn huy động trong Tỉnh năm 2000 xuống còn 5% đến cuối năm 2006.
Đến nay, các cơ quan chức năng trong Tỉnh ngày càng xác định rõ thế mạnh và tiềm năng của Tỉnh mình để vạch ra chiến lược đầu tư hợp lý, cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề, không đầu tư tràn lan vào những lĩnh vực, ngành nghề
thể nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và phát triển hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.