Kinh nghiệm của các nước ASEAN– 4: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines:

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 (Trang 27 - 28)

Philipines

Để huy động vốn cho công nghiệp hóa, chiến lược tài chính của các nước Asean – 4 cũng tập trung chủ yếu vào các vấn đềổn định môi trường kinh tế vĩ mô,

khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường tài chính để thúc đẩy quá trình giao lưu vốn. Chiến lược tài chính của các nước Asean – 4 có những đặc điểm nổi bật sau :

Đơn giản hóa hệ thống thuế, giảm bớt sắc thuế, áp dụng thuế suất thấp: Thời gian đầu, các nước Asean – 4 áp dụng chính sách thuế phức tạp với nhiều ưu đãi. Về sau chính sách thuế được sửa đổi theo hướng đơn giản hơn. Trước năm 1989, Thái Lan là nước có hệ thống thuế phức tạp nhất, nhiều loại thuế kinh doanh và thu nhập có thuế suất rất cao. Từ năm 1989 đến nay, Thái Lan có cơ cấu thuế thu nhập

đơn giản hơn – chỉ còn 5 mức thuế suất, đồng thời áp dụng thuế Giá trị gia tăng với thuế suất 10% , thuế Thu nhập doanh nghiệp giảm còn 30%. Trường hợp Malaysia, chính phủ đưa ra hệ thống khuyến khích thuế phức tạp để hướng đầu tư vào các ngành chiến lược. Thế nhưng đến năm 1989, chính phủđã nhận thấy, thuế suất thuế

doanh nghiệp cao và phức tạp không có lợi. Do đó họ bắt đầu thực hiện cải cách,

đơn giản hóa hệ thống thuế.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động rất lớn

đến phát triển công nghiệp tại các nước này. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khởi đầu việc sản xuất trên dây chuyền, đào tạo chuyên gia kỹ thuật và quản lý, chuyển giao kỹ năng và bí quyết cho người lao động trong nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng mở ra thị trường xuất khẩu cho các nước này.

Về chính sách đầu tư, các nước Asean – 4 không đầu tư khá nhiều vào nghiên cứu khoa học. Họđầu tư vào việc thu nhận và ứng dụng công nghệở những nước phương tây, phát triển các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao

động, vốn ít, trình độ công nghệ trung bình.

Để khuyến khích xuất khẩu, Malaysia thông qua ngân hàng trung ương, thực hiện tái cấp vốn. Trong vòng 10 năm 1979 – 1989, ngân hàng Malaysia đã tăng vốn tài chính cho xuất khẩu từ 140 triệu lên 9.900 triệu USD.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)