VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.2.1. Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ
Võ Nhai vốn là một huyện ở vùng núi cao, nên các địa danh cũng phản ánh sự phức tạp về ngôn ngữ. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để định danh các đối tƣợng địa lí ở đây gồm các yếu tố thuần Việt, Hán Việt, các yếu tố thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số mà chủ yếu là Tày - Nùng, Dao.
Có 305 địa danh đƣợc cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt, chiếm 49, 432%, trong đó:
ĐDĐHTN: 154 địa danh, chiếm 24,959%. ĐDĐVDC: 88 địa danh, chiếm 14,262%. ĐDCTNT: 63 địa danh, chiếm 10,210%.
Ví dụ: núi Đá vôi (LH), hang Trâu (BL), suối Cạn (LT). Các yếu tố
thuần Việt xuất hiện nhiều trong ĐDĐHTN, dùng để cấu tạo tên gọi các đối tƣợng địa lý. Các yếu tố thuần Việt này thƣờng là tên những con vật, cây cối, sản vật… của thiên nhiên núi rừng hàng ngày rất gần gũi với tƣ duy của ngƣời dân Võ Nhai.
b) Địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số
Có 195 địa danh đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số, chiếm 31,605%, trong đó:
- ĐDĐHTN: 152 địa danh, chiếm 24,635%. - ĐDĐVDC: 27 địa danh, chiếm 4,376%. - ĐDCTNT: 16 địa danh, chiếm 2,593%.
Ngôn ngữ dân tộc thiểu số đƣợc sử dụng chủ yếu ở đây là Tày - Nùng và sau đó là tiếng Dao. Ví dụ: núi Ma Hưn (núi chó đá) (PT), Khuổi Luông
(suối to) (TS), suối Sa Khao ( suối hang trắng) (ĐC)…
Các địa danh đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố có nguồn gốc từ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số chiếm đa số trong ĐDĐHTN (152 trƣờng hợp), chủ yếu xuất hiện ở vùng thuộc các xã: Cúc Đƣờng, Vũ Chấn, Thần Sa, Sảng Mộc, Nghinh Tƣờng, Thƣợng Nung. Bởi nơi đây tập trung phần đa là đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy cách định danh biểu hiện rõ nét dấu ấn về ngôn ngữ và tƣ duy của đồng bào dân tộc miền núi.
c) Địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt
Có 80 địa danh đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt, chiếm 12,966%, trong đó:
ĐDĐHTN: 16 địa danh, chiếm 2,593%. ĐDĐVDC: 58 địa danh, chiếm 9,400%. ĐDCTNT: 6 địa danh, chiếm 0,972%.
Ví dụ: xã Phương Giao, xã La Hiên, núi Yên Lạc, đồi Quan Sát (ĐC). Những địa danh có yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều nhất trong các đơn vị dân cƣ do chính quyền hành chính mới đặt sau này. Cách định danh này thƣờng cấu tạo theo phƣơng thức đẳng lập hoặc chính phụ theo quy tắc ngữ pháp tiếng Hán là yếu tố phụ đứng trƣớc, yếu tố chính đứng sau. Nét đặc sắc của những địa danh kiểu này là thƣờng mang sắc thái trang trọng và giàu hàm nghĩa văn hoá.
d) Địa danh hỗn hợp
Do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trong vùng mà trong hệ thống địa danh Võ Nhai có những đơn vị đƣợc cấu tạo hỗn hợp bằng các yếu tố thuộc những ngôn ngữ khác nhau. Theo thống kê của chúng tôi, có 37 địa danh, chiếm 6,159%, trong đó:
ĐDĐHTN: 15 địa danh, chiếm 2,431%. ĐDĐVDC: 16 địa danh, chiếm 2,593%. ĐDCTNT: 6 địa danh, chiếm 0,972%.
Trong hệ thống địa danh Võ Nhai có thể có sự kết hợp giữa các yếu tố:
Thuần Việt + Hán Việt
Ví dụ: xóm Bãi Lai (ĐC), thì “bãi” là yếu tố thuần Việt, còn “lai” là yếu tố Hán Việt.
Ngôn ngữ dân tộc thiểu số + Hán Việt
Ví dụ: Nà Phú (TS), La Phài (PT) thì các yếu tố “nà” và “phài” thuộc
ngôn ngữ dân tộc thiểu số ( trong tiếng Tày: nà có nghĩa là “ruộng”, phài
hay phai có nghĩa là “đập nƣớc”) [ 39, tr. 8], còn các yếu tố “la”, “phú” là
Ngôn ngữ dân tộc thiểu số + tiếng Việt
Ví dụ: cầu Nà Ruộc (TS), đường Khau Vàng (SM) thì các yếu tố “nà”,
“khau” thuộc ngôn ngữ dân tộc Tày (nà= ruộng, khau= rừng, núi) [39, tr. 8],
còn các yếu tố “ruộc”, “vàng” là tiếng Việt.
Nhƣ vậy, địa danh Võ Nhai đƣợc cấu tạo từ các ngôn ngữ khác nhau, đó có thể là yếu tố thuần Việt (TV), có thể là yếu tố Hán Việt (HV), ngôn ngữ dân tộc thiểu số (DTTS) hoặc sự kết hợp giữa các ngôn ngữ với nhau - ngôn ngữ hỗn hợp(HH). Có thể nhận thấy điều này qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả thống kê địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ các yếu tố
STT
Loại hình địa danh
Số lƣợng địa danh theo nguồn gốc
ngôn ngữ Cộng TV DTTS HV HH Số lƣợng % 1 ĐHTN 154 152 16 15 337 54,62 2 ĐVDC 88 27 58 16 189 30,63 3 CTNT 63 16 6 6 91 14,75 Cộng 305 195 80 37 617 100
Từ thống kê trên, có thể thấy sự tƣơng quan về số lƣợng loại hình địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố trong mô hình 1.
Mô hình 2.2. Số lƣợng các loại hình địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ
154 88 63 152 27 16 16 58 6 15 16 6 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 TV DTTS HV HH
Nhƣ vậy, xét theo tham số nguồn gốc, các địa danh Võ Nhai chủ yếu là các địa danh thuần Việt, tiếp theo là các địa danh thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng - những cƣ dân chủ thể lâu đời của vùng lãnh thổ này. Các địa danh đƣợc vay mƣợn từ tiếng Hán hoặc đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt chiếm tỉ lệ ít nhất. Loại địa danh đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt chủ yếu đƣợc đặt cho các đơn vị dân cƣ – hành chính cần sắc thái trang trọng.