VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 trình bày một số vấn đề lí thuyết chung về định danh ngôn ngữ và địa danh học.
Định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tƣợng nào đó. Khi cần đặt tên một đối tƣợng mới ngƣời ta phải tiến hành quy loại đối tƣợng và chọn một đăc trƣng nào đó là tiêu biểu, dễ khu biệt nó với những đối tƣợng khác để làm cơ sở định danh rồi sử dụng quy tắc cấu tạo từ của ngôn ngữ “chế tác” sản phẩm của hai quá trình trên để tạo ra tên gọi. Từ đó có thể thấy đƣợc những chỗ khác biệt khi định danh của dân tộc này so với dân tộc khác, hoặc địa phƣơng này so với địa phƣơng khác.
Mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật đƣợc biểu thị luôn luôn có lí do. Đó có thể là lí do chủ quan - phụ thuộc vào chủ thể định danh; hoặc lí do khách quan - phụ thuộc vào đối tƣợng đƣợc định danh - nghĩa là một đặc trƣng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật đƣợc chọn làm dấu hiệu khu biệt để gọi tên nó.
Còn nói về Địa danh thì đây là lớp từ ngữ nằm trong từ vựng của một ngôn ngữ, đƣợc dùng để gọi tên các đối tƣợng địa lí, do đó nó hoạt động và chịu sự tác động, chi phối của quy luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Chúng tôi theo Lê Trung Hoa phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên. Địa danh địa hình tự nhiên gồm có: Sơn danh,Thủy danh,
vùng đất nhỏ phi dân cƣ. Địa danh không tự nhiên gồm có: Địa danh chỉ các đơn vị dân cƣ, địa danh chỉ các công trình nhân tạo, bao gồm: Các công trình giao thông, các công trình xây dựng…
Để nghiên cứu đặc điểm của cách định danh nói chung và cách đặt địa danh trong đó có các địa danh thuộc Võ Nhai nói riêng, chúng tôi đi theo Nguyễn Đức Tồn và các nhà nghiên cứu khác khảo sát các tên gọi theo ba thông số sau đây: Nguồn gốc của tên gọi; kiểu ngữ nghĩa của tên gọi; cách thức biểu thị của tên gọi.
Chƣơng 2
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI