Đất trồng cây hàng năm bao gồm: đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác

Một phần của tài liệu Tap 1_1_2 (Trang 42 - 44)

Vượt hơn hẳn các vùng khác về diện tích đất trồng lúa bình quân 1 hộ có trồng lúa là ĐBSCL (đạt hơn 14 nghìn m2

/hộ vào năm 2011), trong khi đó ĐBSH, vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước, có diện tích trồng lúa bình quân 1 hộ thấp nhất với 2,1 nghìn m2

/hộ vào năm 2011. So với năm 2006, hai vùng có bình quân diện tích trồng lúa cao nhất đồng thời cũng là hai vùng có khuynh hướng tăng rõ ràng: ĐBSCL tăng 1,2 nghìn m2/hộ; ĐNB tăng hơn 1,1 nghìn m2/hộ. Các vùng còn lại biến động không đáng kể.

Đất trồng cây lâu năm11. Năm 2011 cả nước có gần 3,7 triệu ha đất trồng cây lâu năm, phân bổ tại các vùng như sau: ĐBSH chiếm 2,4%; TDMNPB chiếm 10,1%; BTBDHMT chiếm 14,2%; TN chiếm gần 30%; ĐNB chiếm 28,1% và ĐBSCL chiếm 15,3%.

Xu hướng tăng diện tích trồng cây lâu năm, trong khoảng 5 năm (2006 - 2011) diễn ra mạnh và trên tất cả 6 vùng. So với năm 2006, trên phạm vi cả nước đã tăng đến 634,4 nghìn ha (gần 21%) và xu hướng biến động giữa các vùng có thể nhìn thấy qua Hình 10: TN tăng nhiều nhất (29,2%); BTBDHMT tuy đứng thứ tư về diện tích song đứng thứ hai về tốc độ (27,1%). Hai vựa lúa lớn nhất cả nước có mức tăng rất nhẹ, trong đó ĐBSH tăng ít nhất với 2,1 nghìn ha (2,3%). Nguyên nhân tăng chủ yếu do chuyển từ đất khác, kể cả đất lâm nghiệp, sang trồng cây lâu năm như cà phê, cao su, cây ăn quả. (Tại vùng TN đất lâm nghiệp giảm 202 nghìn ha, ĐNB giảm 157 nghìn ha...).

Đất lâm nghiệp12

. Vào thời điểm 01/01/2011 cả nước có gần 15,37 triệu ha đất lâm nghiệp, tăng 929 nghìn ha (+ 6,44%). Xu hướng biến động đất lâm nghiệp rất khác nhau giữa các vùng: Vùng TDMNPB, năm 2011 có 5662 nghìn ha, tăng 639,5 nghìn ha (+ 12,7%) so với năm 2006. TN có 2865 nghìn ha, giảm 202 nghìn ha (-6,6%),... Nguyên nhân đất lâm nghiệp giảm nhiều ở một số vùng một phần do việc đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng từ lâm nghiệp sang NN.

11 11

Đất nuôi trồng thuỷ sản13

. Vào thời điểm 01/01/2011 cả nước có gần 690 nghìn ha đất nuôi trồng thuỷ sản, giảm 11,8 nghìn ha (-1,7%) so với năm 2006. Vùng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là ĐBSCL giảm nhiều từ 502,9 nghìn ha năm 2006 xuống còn 468 nghìn ha năm 2011, giảm 35 nghìn ha (-6,9%). Nguyên nhân do một số diện tích nuôi tôm và nuôi cá ở khu vực này giảm, đặc biệt ở 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Giá cả các mặt hàng này biến động bất lợi: Giá thức ăn tăng, sản xuất không có hiệu quả dẫn đến nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các vùng còn lại tuy có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng nhưng quy mô không lớn.

Một phần của tài liệu Tap 1_1_2 (Trang 42 - 44)