ha (11,2%); tổ chức khác trong nước sử dụng 0,5 triệu ha (19,36%); tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng 30,2 nghìn ha (0,12%).
Trong giai đoạn 2006 - 2011 xu hướng biến động đất NN diễn ra rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng loại đất, từng vùng trong đó quan trọng nhất là đất sản xuất NN.
Đất sản xuất NN9. Năm 2011, tổng diện tích đất sản xuất NN cả nước có 10,1 triệu ha, phân bố cho 6 vùng lần lượt như sau: ĐBSH chiếm 5,4%; TDMNPB chiếm 27,7%; BTBDHMT chiếm 28,3%; TN chiếm 18,4%; ĐNB chiếm 7,3% và ĐBSCL chiếm 13,0%. So với năm 2006, cả nước tăng gần 714 nghìn ha (+7,6%) so với năm 2006. Hình 10 cho thấy rõ khuynh hướng chung là đều tăng tại các vùng, ngoại trừ ĐBSH. TN là vùng có mức tăng cao nhất: 356 nghìn ha (+22,3%) so với năm 2006. ĐBSH có gần 780 nghìn ha, giảm gần 36 nghìn ha (-4,3%) so với năm 2006. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến xu hướng di dân tự do từ các vùng khác lên TN trong những năm qua và có thể cả sau này. ĐBSH là vùng đất chật, người đông lại giảm 4,3% so với năm 2006 cũng là một xu hướng đáng quan ngại.
Đất trồng cây hàng năm10. Đến năm 2011, cả nước có 6437,6 nghìn ha, tăng 79 nghìn ha (+ 1,2%) so với năm 2006.
Đất trồng lúa. Vì liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia, đất trồng lúa được
xem là loại đất quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đất trồng cây hàng năm. Số liệu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết tính đến 01/01/2011 cả nước có hơn 4,12 triệu ha đất trồng lúa, giảm gần 32 nghìn ha (-0,76%) so với năm 2006. Hình 11 bộc lộ xu hướng biến động của các vùng như sau: ĐNB giảm lớn nhất, đến 48,3 nghìn ha (-21%); ĐBSH giảm 38,3 nghìn ha (-5,8%); BTBDHMT giảm 10,7 nghìn ha (-1,5%). Ba vùng còn lại đều tăng: TDMNPB gần 36 nghìn ha (+7,2%); TN hơn 7 nghìn ha (+4,6%); ĐBSCL gần 23 nghìn ha (+1,2%).